Bệnh APV trên gà là bệnh gì? Tìm hiểu cặn kẻ bệnh APV ở gà

Bệnh APV trên gà thường gây nhiều thiệt hại cho người nuôi gà. Vậy đây là bệnh gì? Cùng tìm hiểu thêm về bệnh này qua bài viết sau nhé.

Contents

Đôi nét bệnh APV trên gà

Bệnh APV trên gà luôn là một mối lo ngại của những người nuôi. Do đây là một trong những loại bệnh nguy hiểm cho gà và bên cạnh đó khả năng lây lan thường rất cao.

Bệnh APV trên gà là gì?

Một loại bệnh được quan tâm hàng đầu, do virus Avian pneumovirus gây ra. Loại virus này sẽ tấn công vào hệ hô hấp của gà và có nguy cơ bùng phát mạnh nếu chuồng trại có mật độ nuôi cao và chứa nhiều khí độc, mùi hôi như CO2, NH3,…

Bệnh APV trên gà xuất hiện đầu tiên vào năm 1970 ở Nam Phi rồi dần lan rộng khắp nơi. Thường xuất hiện nhiều ở gà tây, tuy nhiên nhiều loại gà khác cũng không tránh khỏi nhiễm bệnh.

Bệnh APV trên gà là gì?
Bệnh APV trên gà là gì?

Nguyên nhân gây bệnh APV trên gà

Một căn bệnh gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cả gà và người nuôi. Và sau đây là những nguyên nhân chủ yếu nên chú ý gây bệnh APV trên gà:

  • Chuồng trại thuộc dạng nuôi nhốt nhiều và dày đặc. Tạo nên một môi trường dễ lây nhiễm khi có hiện tượng gà nhiễm bệnh.
  • Chất lượng xây dựng chuồng thiếu đảm bảo, tù túng, chứa một lượng NH3 cao là một trong nguyên nhân chủ yếu gây bệnh APV trên gà.
  • Tỉ lệ mắc bệnh cũng phụ thuộc vào các bệnh kế phát như E.coli, ORT, Coryza,…
  • Môi trường sống cho gà ở trong tình trạng ẩm ướt, không thường xuyên được dọn dẹp, khử khuẩn. 

Tỉ lệ lây lan ở căn bệnh này là rất lớn, đôi lúc còn lên đến 100%. Nên người nuôi cần chú trọng hơn trong quá trình nuôi và chăm sóc gà khỏe mạnh. Thực hiện tốt công tác xây dựng môi trường phù hợp, đảm bảo cho gà.

Nguyên nhân gây bệnh APV trên gà
Nguyên nhân gây bệnh APV trên gà

Đặc điểm nhận biết bệnh APV trên gà 

Khi gà mắc bệnh này thì sẽ đi kèm với rất nhiều triệu chứng có thêm bao gồm những dấu hiệu như sau :

  • Đầu tiên, dấu hiệu của bệnh APV trên gà là mắt gà nhắm híp lại, cùng với đó là cả mặt và mắt đều sưng lên.
  • Chảy nước mắt, mũi, mắc có bọt là dấu hiệu đặc trưng riêng cho căn bệnh này. Ngoài ra gà còn bị giảm ăn, lờ đờ và lông xơ xác.
  • Do là một căn bệnh ảnh hưởng hệ hô hấp nên có thể thấy rằng gà bị khó thở, thở nhanh, thở dốc và khò khè mũi.
  • Thể trạng gà dần dần yếu đi, có nhiều trường hợp còn xảy ra vặn vẹo chân, liệt cổ.
  • Đối với gà đẻ, trứng sẽ mỏng, nhạt màu và dị dạng, tỉ lệ đẻ giảm chỉ còn từ 5-30%. Còn đối với gà trống thì chất lượng nở thấp và chỉ từ 5-10% so với mức bình thường.

Đây có lẽ là những dấu hiệu dễ dàng nhận ra tình trạng khác thường báo hiệu bệnh APV trên gà. Ngoài ra, những còn những thay đổi xảy ra bên trong cơ thể như :

  • Dưới da dầu và da má có hiện tượng bị viêm, tạo lớp Fibrin màu vàng.
  • Khí quản xuất hiện dịch nhầy nhưng không xuất huyết. Đối với bệnh tình nặng thì sẽ xuất huyết ở cuối khí quản.
  • Viêm mí mắt hay còn có thể gây mù mắt gà.
  • Buồng trứng của gà để bị hỏng, vỡ, gây viêm phúc mạc.

Gà khi mắc bệnh sẽ có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, virut ban đầu sẽ ủ bệnh từ 3 ngày trong cơ thể gà, ít có một dấu hiệu cụ thể nào để nhận thấy. Và có thể bạn sẽ nhầm lẫn với một số bệnh khác do khá giống nhau. Nên người nuôi cần theo dõi kỹ càng để nhận thấy điểm bất thường ở gà bệnh.

Đặc điểm nhận biết bệnh APV trên gà 
Đặc điểm nhận biết bệnh APV trên gà

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh Gumboro ở gà

Bệnh CRD ở gà

Bệnh IB trên gà

Bệnh APV trên gà có thật sự nguy hiểm không ?

Như đã tìm hiểu ở trên, điều tạo nên tính đe dọa của căn bệnh này chính là khả năng lây lan và triệu chứng kèm theo khi gà nhiễm bệnh. Vì thực chất gà sẽ chết do sự ảnh hưởng của các dấu hiệu tác động lên gà. Bào mòn dần thể lực, sức khỏe và lan nhanh cả qua những con khác chính là sự nguy hiểm lớn nhất của căn bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh APV trên gà

Đa phần căn bệnh APV trên gà sẽ xuất phát từ môi trường nuôi gà nên bạn có thể sử dụng những cách thức sau đây để điều trị bệnh hiệu quả.

Các bước trị bệnh APV cụ thể từ sư kê

Để trị dứt điểm được bệnh APV trên gà rất cần người nuôi thực sự chú tâm và thực hiện tuần tự, đầy đủ các bước theo Đá Gà Việt Nam hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1 : Khi phát hiện gà có dấu hiệu bệnh cần tiến hành cách ly ngay, càng xa khu vực nuôi chính càng tốt.
  • Bước 2 : Thực hiện công tác vệ sinh lại toàn bộ chuồng, thiết bị chăn nuôi. Đồng thời kết hợp phun thuốc xịt khử khuẩn để nhằm dọn sạch mầm bệnh.
  • Bước 3 : Do bệnh là do virut gây ra nên không có một loại thuốc đặc trị chuyên biệt. Mà chỉ có thể dựa trên mầm bệnh kế (nguyên nhân gây chết gà) và dấu hiệu xuất hiện ở gà mà chọn thuốc phù hợp. 
  • Bước 4 : Với gà bị bệnh sau khi đã cách ly thì nên được tiêm kháng sinh hoạt phổ rộng và sử dụng kháng sinh pha trộn vào thức ăn toàn bộ gà còn lại. Dùng trong 3-5 ngày/ đợt cho gà.
  • Bước 5 : Cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết và chất điện giải để gà tăng cường đề kháng, nhanh chóng phục hồi sau điều trị bệnh.

Với lần lượt các bước như trên người nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát và trị dứt điểm được mầm bệnh tránh việc lây lan rộng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. 

Những lưu ý khi trong quá trình trị bệnh

Gà trong quá trình trị bệnh gà sẽ có thể trạng đặc biệt khác và cách chăm sóc cũng không giống với thường ngày. Người nuôi có thể xem qua một số lưu ý khi trị bệnh APV trên gà như :

  • Gà khi cách ly nên được cho ở trong trạng thái dưỡng bệnh. Không nên cho gà ra trận nếu là gà đá hay sinh sản  nếu là gà làm giống.
  • Công tác vệ sinh chuồng trại nên được tiến hành thật kỹ lưỡng và chu toàn vì có thể đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh.
  • Thuốc hay vắc xin nên được tìm hiểu rõ nhãn mác, liều lượng, nguồn gốc trước khi cho gà sử dụng.
  • Không nên chủ quan khi cho rằng gà tiêm vắc xin rồi sẽ không thể nhiễm bệnh. Mọi khả năng đều có thể xảy ra nếu ta thiếu cảnh giác.
  • Một trong những điều nên nhớ nhất chính là bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất cho gà nhằm cải thiện lại sức khỏe và thể chất.

Cách phòng bệnh hiệu quả bệnh APV trên gà

Để đảm bảo sức khỏe tốt cho đàn tốt hơn hết người nuôi cần có tâm thế chủ động và thực hiện phòng bệnh từ sớm như :

  • Luôn giữ cho chuồng nuôi được sạch sẽ, thoáng mát, không bị ẩm ướt. Xịt khử khuẩn thường xuyên, rắc vôi bột xung quanh chuồng ngăn mầm bệnh lây lan.
  • Nuôi gà với mật độ vừa phải để dễ dàng chăm sóc, ngừa bệnh.
  • Luôn theo dõi tình hình sức khỏe gà, và cách ly ngay khi thấy biểu hiện bệnh APV trên gà.
  • Chú trọng hơn trong việc tiêm vắc xin ngừa bệnh APV theo đúng lịch.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng và chất điện giải cho gà nhất là khi thời tiết không tốt gà hay trở bệnh.
Cách phòng bệnh hiệu quả bệnh APV trên gà
Cách phòng bệnh hiệu quả bệnh APV trên gà

Phòng bệnh là vấn đề hàng đầu cần được xem xét khi nuôi gà. Do thiệt hại gây ra bởi bệnh APV trên gà là rất lớn. Có thể làm ảnh hưởng đến cả đàn gà trong khoảng thời gian ngắn. Nên cần người nuôi đặt biệt quan tâm.

Các loại vắc xin phòng bệnh phổ biến

Để ngăn ngừa được mầm mống gây bệnh thì tốt nhất người nuôi nên cân nhắc tiêm vắc xin APV cho gà từ kho còn bé. Các loại vắc xin thường dùng như : Hipraviar shs, Vacxin Nemovac,…Người nuôi cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tiêm đúng liều lượng cho gà.

Lời kết

Toàn bộ bài viết trên đây là tất cả những thông tin về bệnh APV trên gà có thể hữu ích cho mọi người. Chúc bạn nắm được cách phòng và ngừa bệnh hiệu quả nhất. Và hãy nhớ chủ động hơn để giảm thiệt hại khi chăn nuôi gà bạn nhé.

Đừng bỏ lỡ:

Bệnh Marek ở gà

Bệnh EDS trên gà

Bệnh ORT ở gà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *