Bệnh EDS trên gà là nguyên nhân khiến gà mái giảm đẻ, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng trứng. Mời các bạn theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích về loại bệnh này.
Contents
Bệnh EDS trên gà là bệnh gì?
Bệnh EDS trên gà còn được biết đến với tên gọi Hội chứng giảm đẻ EDS (tên đầy đủ: Egg drop syndrome). Đặc trưng của bệnh ở gà này là gây hiện tượng giảm đẻ, trứng không có vỏ hoặc vỏ mỏng hơn so với bình thường. Đây là một bệnh truyền nhiễm tác động trực tiếp đến sản lượng trứng, làm giảm hiệu quả kinh tế của người nuôi.
EDS xảy ra ở đàn gà đẻ công nghiệp và gà đẻ trứng giống trong giai đoạn 26 – 35 tuần tuổi (giai đoạn khai thác trứng). Nguyên nhân gây ra bệnh EDS trên gà được phát hiện là do một loại virus thuộc nhóm Adenovirus subgroup III. Đây là một virus mới chưa từng thấy từ trước tới nay trong 11 loại Adenovirus đã được biết trên gia cầm.
Nguyên nhân gây ra bệnh EDS trên gà
Virus gây bệnh có thể lây lan cao nhất theo chiều dọc từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh EDS trên gà còn lây lan từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi. Các phương tiện vận chuyển bị nhiễm khuẩn từ phân và chất bài tiết khác của đàn gà bệnh cũng là nguồn gây bệnh chủ yếu.
Sự lan truyền mầm bệnh trong kiểu nuôi chuồng lồng khá chậm, tuy nhiên lại rất nhanh trong kiểu nuôi sàn. Vì tính dễ lây lan của EDS nên người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Cách nhận biết bệnh EDS trên gà
Triệu chứng bên ngoài
Hội trứng giảm đẻ EDS ở gà có thời gian nung bệnh từ 7 – 9 ngày. Một số trường hợp khi gây bệnh thực nghiệm, các triệu chứng chỉ xuất hiện sau 17 ngày gây bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết bệnh EDS trên gà:
- Tỷ lệ đẻ trứng giảm đột ngột từ 20 đến 40% (tương đương với 12 – 16 trứng/gà), thậm chí có thể lên đến 50%. Lòng trắng loãng, tỷ lệ ấp nở giảm cũng là một triệu chứng mà người nuôi cần lưu ý.
- Nếu bệnh xảy ra do kết quả của sự tái kích hoạt của virus, sản lượng trứng thường giảm khi tỷ lệ đẻ đạt cao nhất.
- Vỏ trứng bị mất màu, trứng đẻ ra có vỏ mỏng, vỏ mềm hoặc không có vỏ cứng, hình dạng méo mó.
- Bề mặt trứng có vỏ mỏng xù xì, nhám và có nhiều hạt lắng đọng trên bề mặt vỏ.
- Khi bệnh EDS trên gà bùng phát, người ta ghi nhận kích thước trứng có bị ảnh hưởng. Tuy nhiên triệu chứng này chưa được các nhà khoa học chứng minh bằng thực nghiệm.
- Kích thước và chất lượng lòng trắng trứng cũng bị ảnh hưởng, rõ nhất khi gà bị nhiễm EDS từ lúc 1 ngày tuổi.
- Một số đàn gia cầm do kháng thể thu được trước khi virus tiềm ẩn được kích hoạt nên triệu chứng lâm sàng rất khác nhau. Có thể sản lượng trứng không đạt được như dự đoán, thời kỳ đẻ trứng bị trì hoãn hoặc một số biểu hiện không rõ ràng.
- Gia cầm bị nhiễm bệnh vẫn khỏe mạnh. Một số con có biểu hiện chậm chạp, kém ăn, tiêu chảy nhất thời, mào gà nhợt nhạt (chiếm 10 – 70% trường hợp).
Các phương pháp chẩn đoán
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết thông thường, dễ gặp ở gà bị mắc hội chứng giảm đẻ EDS. Tuy nhiên để kiểm tra gà có nhiễm bệnh hay không thì cần thực hiện phản ứng huyết thanh học để kiểm tra kháng thể.
Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán, giám sát bệnh EDS trên gà như: phản ứng HI, ELISA, iiPCR. Trong đó kỹ thuật iiPCR là phương án được nhiều cơ sở thú y, trang trại lớn nhỏ lựa chọn.
Các bệnh liên quan:
Bệnh tích điển hình ở gà bị mắc bệnh EDS
Khi mổ khám gà bệnh nhận thấy bệnh tích chủ yếu ở buồng trứng và ống dẫn trứng, các bệnh tích khác không rõ ràng. Đây là lý do khiến việc lựa chọn gia cầm bị bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Ống dẫn trứng bị phù thũng sau, đặc biệt tại miệng phễu ở phần trên ống dẫn trứng và phần tử cung.
- Lách sưng to, tế bào trứng mềm nhũn, quan sát thấy nhiều giai đoạn phát triển của trứng trong xoang bụng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh EDS trên gà hiệu quả
Hội chứng giảm đẻ EDS chưa có thuốc điều trị, do đó người nuôi cần thực hiện tốt việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Dưới đây là những biện pháp phòng chống bệnh EDS trên gà hiệu quả nhất:
Phòng bệnh bằng vaccine
Để phòng ngừa bệnh EDS, người nuôi nên tiêm phòng vaccine cho đàn gà đẻ khi chúng ở trong giai đoạn 15 – 16 tuổi. Hiện nay trên thị trường có các loại vaccine đơn giá để phòng hội chứng giảm đẻ riêng. Đồng thời cũng có vaccine đa giá giúp phòng chống 3 bệnh Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).
Tùy theo tình hình dịch tễ của từng vùng, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 loại vaccine sau để tiêm cho đàn gà đẻ:
- Vaccine Binewvaxidrop: Đây là vaccine vô hoạt, nhũ dầu phòng tổng hợp 3 bệnh: thanh khí quản truyền nhiễm, Newcastle và hội chứng giảm đẻ. Với loại vaccine này, tiêm 1 lần trước khi đẻ từ 2 – 4 tuần, tiêm bắp liều 0,5cc/con.
- Vaccine OVC -4: Đây cũng là vaccine vô hoạt, nhũ dầu phòng tổng hợp 3 bệnh: thanh khí quản truyền nhiễm, Newcastle và hội chứng giảm đẻ. Tiêm 1 lần trước khi đẻ từ 2 – 4 tuần, tiêm bắp liều 0,5cc/con.
- Vaccine Newvaxidrop: Vaccine vô hoạt nhũ dầu phòng tổng hợp hai bệnh: Newcastle và bệnh EDS trên gà. Tương tự như 2 loại vaccine trên người nuôi cũng tiêm 1 lần trước khi đẻ 2 – 4 tuần, tiêm bắp 0,5cc/con.
Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng
Virus gây bệnh EDS trên gà có thể lây qua trứng nên người nuôi cần chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng. Gà con phải lựa chọn từ những đàn gà đã được tiêm phòng cẩn thận. Trong quá trình tiêm phòng, quá trình vận chuyển trứng cần đảm bảo vệ sinh phòng bệnh.
Thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi là biện pháp phòng chống các bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất. Người nuôi phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn và máng uống thường xuyên. Tiến hành định kỳ 2 lần/tuần phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để ngăn ngừa lây lan bệnh EDS trên gà.
Ngoài ra cần đảm bảo thức ăn, nước uống phù hợp và đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên bổ sung vitamin, khoáng, điện giải để tăng sức đề kháng cho đàn gà, chống lại stress khi môi trường có sự thay đổi.
Điều trị bệnh EDS trên gà như thế nào?
Đây là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, dẫn đến gà có thể chết theo hàng đàn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến số gà khỏe mạnh do lây nhiễm nhanh chóng.
Điều trị bằng thuốc tây
Bệnh EDS trên gà do virus gây ra, vì vậy hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này. Người nuôi có thể điều trị hội chứng giảm đẻ EDS bằng một số loại thuốc tây:
- Bổ sung cho gà các loại thuốc giải độc gan thận như Sorpherol, Goliver,…
- Sử dụng Interferon, Vime C Elctrolyte, Gluco KC để tăng khả năng đề kháng, hạ nhiệt và bù đắp chất điện giải bị hao hụt.
- Các loại vitamin, men tiêu hóa như Elecamin plus, Lactozyme,.. sẽ giúp gà ăn uống và đi ngoài tốt hơn.
- Tăng hàm lượng canxi và protein trong khẩu phần cho gà đẻ, gà giống để nâng cao năng suất đẻ và chất lượng trứng.
Xử lý gà bệnh
Để cắt đứt vòng truyền bệnh EDS trên gà, người nuôi cần tiến hành cách ly giữa các đàn. Các trại bị nhiễm bệnh hoặc trong vùng đang có bệnh cần ngưng việc nhập đàn mới. Bên cạnh đó phải thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại hàng ngày. Gà bệnh, chết cần xử lý bằng cách đốt hoặc chôn sâu 2 lớp vôi, tuyệt đối không vứt xác ra môi trường xung quanh.
Lời kết
Bài viết trên, Đá Gà Việt Trực Tiếp đã chia sẻ những thông tin hữu ích nhất liên quan đến bệnh EDS trên gà. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về loại bệnh này, cũng như có những phương pháp phòng ngừa EDS hiệu quả!
Xem thêm: