Bệnh Gumboro ở gà là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh Gumboro ở gà là một trong số những bệnh mà gà con rất dễ mắc và để lại hậu quả nguy hiểm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về loại bệnh này.

Contents

Bệnh Gumboro ở gà là bệnh gì?

Bệnh Gumboro ở gà (tên đầy đủ: Infectious Bursal Disease – IBD) là một bệnh truyền nhiễm ở gia cầm do virus thuộc họ Birnaviridae gây ra. Loại virus này tấn công vào túi Fabricius dẫn đến giảm lượng kháng thể trong máu. Khi sức đề kháng của gà giảm sẽ kế phát nhiều bệnh khác như bệnh cầu trùng, thương hàn, viêm ruột hoại tử,…

Bệnh Gumboro thường lây nhiễm trong giai đoạn 1 – 12 tuần tuổi, gà từ 3 – 6 tuổi dễ bị mắc bệnh nhất. Do mục tiêu tấn công của virus là túi Fabricius nên gà nhiễm bệnh thường ở trong độ tuổi đang phát triển túi Fabricius. Tuy nhiên khi gà đã lớn và phát triển đầy đủ túi Fabricius thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm Gumboro.

Khi bị nhiễm virus, cơ thể gà sẽ ủ bệnh trong 2 – 3 ngày, thời gian phát bệnh vào khoảng 7 ngày. Tỷ lệ chết do mắc Bệnh Gumboro ở gà rơi vào khoảng 20% – 30%. Trong trường hợp gà bị mắc các bệnh thứ phát thì tỷ lệ chết có thể lên đến 70%.

Bệnh Gumboro ở gà là bệnh gì?
Bệnh Gumboro ở gà là bệnh gì?

Bệnh Gumboro ở gà lây nhiễm như thế nào?

Virus Gumboro tồn tại ở 2 dạng gây bệnh: gây bệnh ở gà ta và gây bệnh ở gà tây. Bệnh Gumboro ở gà lây nhiễm trực tiếp từ gà mắc bệnh sang gà khỏe mạnh thông qua đường tiếp xúc.

Ngoài ra còn có con đường lây bệnh gián tiếp như: gà con bị bệnh thông qua gà mẹ từ trong trứng. Bệnh Gumboro cũng lây nhiễm qua phân, chất nền rải chuồng, thức ăn, nước uống đi vào đường tiêu hóa. Vì Birnavirus có thể tồn tại rất lâu trong môi trường và không bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường.

Sau khoảng 4 – 5 giờ, virus đi vào cơ thể gà qua đường tiêu hóa rồi xâm nhập vào máu. Sau đó đi đến các cơ quan nội tạng và túi Fabricius, kết hợp với lượng bổ thể có trong máu tạo nên các cục máu đông. Từ đó làm vỡ thành mạch gây xuất huyết nội tạng, xuất huyết cơ, xuất huyết và sưng phù ở túi Fabricius.

Bệnh Gumboro ở gà lây nhiễm như thế nào?
Bệnh Gumboro ở gà lây nhiễm như thế nào?

Bệnh thường gặp khác:

Bệnh Marek ở gà

Bệnh EDS trên gà

Bệnh ORT ở gà

Các triệu chứng của bệnh Gumboro trên gà

Thể cận lâm sàng của bệnh ở gà này chỉ xảy ra ở gà con dưới 3 tuần tuổi. Gà bị nhiễm virus sẽ không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh, nhưng bị ức chế thần kinh nghiêm trọng và lâu dài. Ngoài ra hệ thống miễn dịch của gà còn suy giảm vì túi Fabricius bị tổn thương.

Trong khi đó, thể lâm sàng của Bệnh Gumboro ở gà thường xuất hiện ở gà từ 3 – 6 tuần tuổi. Ở giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng của bệnh biểu hiện rất rõ rệt:

  • Gà bay tán loạn trong chuồng, mổ nhau sau đó ủ rũ từng đám, xù lông, tụ tập thành đống. Trong đàn gà xuất hiện một số con quay đầu tự mổ vào hậu môn.
  • Gà tụt cân nhanh, sốt cao, cơ thể lù dù đi run rẩy không vững.
  • Bệnh Gumboro ở gà dẫn đến tình trạng gà bị tiêu chảy, phân màu trắng sữa hoặc xám xanh, dạng nhớt.
  • Mất nước và chất điện giải khiến gà bị liệt, ít vận động, lông bẩn nhất là vùng xung quanh hậu môn.
  • Khi bị nhiễm Bệnh Gumboro ở gà, gà trong đàn thường chết tập trung vào ngày thứ 3 – 5. Tỷ lệ chết tăng rất nhanh và giảm dần sau 5 – 7 ngày, đến ngày 9 – 10 thì dừng lại.
Các triệu chứng của bệnh Gumboro trên gà
Các triệu chứng của bệnh Gumboro trên gà

Bệnh tích điển hình của Bệnh Gumboro ở gà

  • Gà chết do nhiễm Bệnh Gumboro ở gà sẽ có biểu hiện xuất huyết nặng trên cơ đùi, cơ ngực.
  • Xuất huyết lấm chấm hoặc thành từng đám lớn, trường hợp xuất huyết nặng thì toàn bộ cơ thẫm lại. Do mất nhiều nhiều nước nên các cơ của gà sẽ khô rất nhanh.
  • Sau 48 – 72 giờ nhiễm Bệnh Gumboro ở gà, túi Fabricius sưng to gấp 2 – 3 lần kích thước ban đầu. Kích thước đạt tối đa ở ngày nhiễm bệnh thứ 3.
  • Trong những ngày đầu, các múi nang túi lồi ra có màu trắng ngà do sưng to. Bổ đôi túi ra thấy có hiện tượng xuất huyết nặng trong túi, có khi thành vệt, dài. 
  • Đến ngày thứ 4 kích thước túi Fabricius bắt đầu giảm dần. Ngày 5 – 6 túi sẽ trở lại kích thước ban đầu và dần teo nhỏ, đến ngày thứ 8 chỉ còn ⅓ khối lượng ban đầu.
  • Bệnh Gumboro ở gà còn gây ra hiện tượng thận sưng, có muối urat đọng trong ống dẫn niệu. Những bệnh tích ở thận chỉ phát hiện ở gà bị chết hoặc bệnh đang tiến triển.
  • Các biến đổi bệnh lý ở ruột rất đa dạng: Ruột căng chứa nhiều nước, ở giai đoạn sau ruột chứa nhiều chất nhày trắng đục. Xuất hiện viêm xuất huyết lan tràn dọc theo đường ruột đến tận hậu môn của gà.
  • Sau 2 – 3 ngày bị nhiễm, Bệnh Gumboro ở gà làm cho lá lách sưng lên, sau đó giảm đi về thể tích như túi Fabricius.

Điều trị bệnh Gumboro

Bệnh Gumboro ở gà do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu dùng kháng sinh để điều trị thì có thể khiến gà bị chết nhiều hơn. Cách tốt nhất để trị loại bệnh này là sử dụng kháng thể Gumboro tiêm cho gà. Trong trường hợp gà được xác định chỉ mắc Gumboro, bạn có thể áp dụng phác đồ điều trị sau:

  • Tiêm ngay kháng thể KTG cho đàn gà với liều lượng 1cc/con, tiêm 2 mũi cách nhau 3 ngày. Đây là kháng thể sống để diệt virus, vì vậy khi tiêm cho đàn gà sẽ có hiệu quả ngay.
  • Bổ sung vào nước uống của gà các chất điện giải, B-Complex, T. Colivit và Glucoza để tăng sức đề kháng. Công thức pha: 10 lít nước, 500g đường Glucoza, 100g điện giải, Acetamin 50g, B-Complex 10g, Vitamin C 10g, Vitamin K 10g. 
  • Lưu ý là nên để các bình nước xuống sàn để gà uống, vì gà bị nhiễm Gumboro thường gục đầu xuống. Nếu bạn treo nước cao như bình thường thì gà sẽ không uống được nước.
  • Để kiểm soát bệnh Gumboro cần giảm mật độ chuồng nuôi, hạn chế các yếu tố gây stress với gà.

Nếu gà bị mắc các bệnh kế phát, phải sử dụng thuốc điều trị bệnh đó với ½ liều lượng trong 3 ngày đầu. Sau đó mới tăng đúng liều trong 2 – 3 ngày sau cùng, tránh cho gà bị sốc thuốc.

Phòng ngừa bệnh Gumboro ở gà

Bệnh Gumboro là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không có biện pháp phòng ngừa cẩn thận sẽ dẫn đến gà chết với số lượng lớn. Dưới đây là 2 cách phòng ngừa bệnh Gumboro.

Tuân thủ tiêm phòng

Tiêm chủng ngăn ngừa dịch bệnh là một phương pháp quan trọng giúp phòng và kiểm soát Bệnh Gumboro ở gà. Tiêm phòng cho gà 1 tuần tuổi bằng vaccine Gumboro nhỏ mắt mũi hoặc cho uống, lặp lại lần 2 khi gà 3 tuần tuổi. Tái tiêm chủng khi gà ở giai đoạn 38 – 42 tuần tuổi bằng vaccine IBD bất hoạt. 

Gà bố mẹ cho tiêm vaccine khi 2 tháng tuổi, tiêm nhắc lại khi 4 – 5 tháng tuổi để tạo miễn dịch thụ động cho gà con. Các kháng thể do gà mẹ tạo ra sẽ truyền qua trứng cho gà con. Ở mức độ thích hợp, nó sẽ bảo vệ gà con chống lại bệnh Gumboro thể cận lâm sàng.

Hiện nay, kháng thể Hanvet KTG có tác dụng phòng trị bệnh Gumboro, Newcastle, viêm khí quản truyền nhiễm rất hiệu quả. Với gà hướng thịt thì Hanvet KTG là phương án tối ưu giúp phòng bệnh Gumboro ở gà con từ 1 ngày tuổi. Với liều 1-2 ml/con hoặc cho uống liều gấp đôi và cứ sau 10 – 14 ngày tiêm nhắc lại một lần thì không cần đến vaccine. 

Phòng ngừa bệnh Gumboro ở gà
Phòng ngừa bệnh Gumboro ở gà

Vệ sinh, khử khuẩn tránh bệnh

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại là yếu tố quan trọng nhất trong việc hạn chế những thiệt hại do Birnavirus gây ra. Để phòng ngừa hiệu quả Bệnh Gumboro ở gà, cần giảm mức độ phơi nhiễm của virus trong môi trường sinh hoạt của gà. 

Người chăn nuôi cần đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ và thông thoáng. Tiến hành sát trùng tiêu độc chuồng trại định kỳ bằng các chất sát trùng như formalin, Iod, chloramin. Đồng thời phải kiểm soát giao thông (người, thiết bị và phương tiện) vào trang trại. 

Lời kết

Bài viết trên, Đá Gà Việt Nam đã chia sẻ những thông tin hữu ích nhất về Bệnh Gumboro ở gà. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về loại bệnh này và có biện pháp hiệu quả để phòng ngừa Gumboro.

Xem thêm:

Bệnh APV trên gà

Bệnh CRD ở gà

Bệnh IB trên gà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *