Bệnh Marek ở gà có đặc điểm gì? Hướng dẫn điều trị bệnh Marek

Bệnh Marek ở gà là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ chết cao. Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, cách phòng ngừa và kiểm soát loại bệnh này.

Contents

bệnh Marek ở gà là bệnh gì?

Bệnh Marek ở gà (teo chân gà hay ung thư gà) là một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc nhóm Herpes B gây ra. Đặc trưng của Marek là sự tăng sinh cao độ tế bào lympho dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ. Từ đó làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt ở gà bệnh.

Loại bệnh ở gà này có tốc độ lây lan nhanh, mạnh với tỷ lệ mắc bệnh từ 10% – 60%, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. Virus gây bệnh được nhà bệnh lý học Jozsef Marek mô tả lần đầu tiên ở Hungary vào năm 1907. Tại Việt Nam, Marek xuất hiện từ những năm 1978 và xảy ra nặng những năm 1980 do chăn nuôi gà công nghiệp phát triển.

Bệnh Marek ở gà là bệnh gì?
bệnh Marek ở gà là bệnh gì?

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh Marek ở gà

Để hiểu rõ hơn về bệnh Marek ở gà thì phải tìm hiểu về nguyên nhân và cơ chế gây nên bệnh ở gà. Dưới đây sẽ là loại virus gây nên bệnh Marek:

Virus họ Herpesviridae

MDV (tên đầy đủ: Marek Disease Virus) là một virus kí sinh nội bào thuộc họ Herpesviridae, phân họ Alphaherpesviridae, phân nhóm Mardivirus. Những virus này có mối liên quan chặt chẽ với nhau về tình kháng nguyên và được phân loại thành 3 kiểu serotype:

  • Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao và là tác nhân gây ra bệnh Marek ở gà.
  • Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên và không gây khối u.
  • Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh và chủ yếu trên gà tây. Chúng thường được sử dụng để làm vaccine ngừa bệnh.

Virus gây bệnh Marek có thể tồn tại trong phân gà 6 tháng, trong nang lông gà từ 4 – 5 tháng. Chúng có thể bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường và bị bất hoạt bởi pH=3 hoặc pH=11 trong khoảng 10 phút. Nhiệt độ càng cao thì virus chết càng nhanh: 37॰C trong 18 giờ, 56॰C trong 30 phút và 60॰C trong 10 phút.

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh Marek ở gà
Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh Marek ở gà

Con đường lây nhiễm bệnh Marek ở gà

Bệnh Marek ở gà có thể lây nhiễm qua đường hô hấp từ gà bệnh sang gà khỏe. Nguyên nhân là do mầm bệnh Marek có trong bụi hoặc trong nang lông, vảy da gà bong tróc của gà bệnh. 

Marek cũng lây qua đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh, nhà máy ấp trứng bị nhiễm mầm bệnh từ nang lông. Từ đó lây lan với tốc độ nhanh chóng giữa các con bệnh và con khỏe trong đàn. Truyền bệnh theo phân không có vai trò lớn, tuy nhiên trên lớp độn chuồng sau 4 tháng vẫn tìm thấy virus có độc lực. 

Một điểm khác biệt của bệnh Marek với nhiều bệnh khác là virus không lây nhiễm từ gà mẹ sang trứng. Gà con 1 ngày tuổi dễ cảm nhiễm với bệnh, gà thường phát bệnh sau 6 tuần tuổi. Cần sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh Marek ở gà để có biện pháp phòng ngừa cho các đàn khác trong trại.

Con đường lây nhiễm bệnh Marek ở gà
Con đường lây nhiễm bệnh Marek ở gà

Cơ chế gây bệnh

Virus gây bệnh Marek sẽ xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua đường hô hấp và di chuyển đến các tổ chức lympho. Giai đoạn sớm tiêu hủy tế bào chủ yếu xảy ra ở B-cells. Khi đó trong cơ thể, quá trình tiêu hủy tế bào kích thích phản ứng viêm của cơ thể vật chủ dẫn tới hoạt hóa T-cells.

Giai đoạn tiên phát tại tổ chức lympho có các biểu hiện như: viêm võng mạc ác tính với thâm nhiễm đại thực bào. Xuất hiện bạch cầu hạt trong tủy xương và sự tăng sinh tế bào lưới có thể dẫn đến chứng lách to ở gà.

Với gia cầm bị nhiễm trùng đợt một, sự tiêu hủy tế bào có thể tái lại sau 2 – 3 tuần kể từ khi nhiễm. Sinh sản tế bào có thể bị ảnh hưởng dẫn đến hình thành thể vùi trong cơ thể và phá hủy cấu trúc tế bào. Đồng thời gây ra tổn thương hoại tử trong các biểu mô thận, dạ dày tuyến và biểu mô nang lông.

Các bệnh thường gặp khác:

Bệnh APV trên gà

Bệnh CRD ở gà

Bệnh IB trên gà

Các triệu chứng nhận biết bệnh Marek ở gà

Tùy thuộc độc lực của virus và sức đề kháng của cơ thể, bệnh Marek có thể ở thể cấp tính hoặc mãn tính. Marek thường ủ bệnh sau khi nhiễm trong khoảng 3 – 4 tuần, với những triệu chứng như sau:

Thể cấp tính

Bệnh Marek ở gà thể cấp tính chủ yếu ở gà 6 – 9 tuần tuổi, (tuy nhiên cũng có trên gà 3 – 4 tuần tuổi). Ở thể cấp tính, bệnh ít có triệu chứng điển hình ngoài hiện tượng chết đột ngột. Tỷ lệ chết phụ thuộc vào độc lực của virus, đường lây nhiễm và độ tuổi của gà, có thể lên đến 60 – 70%.

Gà bị nhiễm Marek thường thể hiện triệu chứng ủ rũ và gầy yếu trước khi chết. Gà hay bỏ ăn, đi phân lỏng và giảm tỷ lệ đẻ trứng. Những con bị bệnh thường đi lại khó khăn, sã cánh một bên do viêm dây thần kinh vận động, có thể dẫn đến bại liệt.

Các triệu chứng nhận biết bệnh Marek ở gà
Các triệu chứng nhận biết bệnh Marek ở gà

Thể mãn tính

Bệnh Marek ở gà thể mãn tính chủ yếu xuất hiện ở lứa từ 2 – 7 tháng tuổi, tỷ lệ chết rơi vào khoảng 10 – 15%. Để nhận biết bệnh, cần dựa vào các đặc điểm của thể mắt, thể thần kinh và thể da.

  • Thể viêm mắt: Bệnh Marek bắt đầu bằng hiện tượng viêm mắt nhẹ. Gà tỏ ra rất mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt trong và dần viêm màng tiếp hợp rồi viêm mống mắt. Mống mắt có màu da cam chuyển sang màu xám đen do sự xâm nhiễm của tế bào lympho.
  • Thể thần kinh: Đây là thể quan trọng khi nhận biết bệnh Marek ở gà. Gà bị nhiễm bệnh đi lại khó khăn do liệt một hay hai chân hoặc cánh. Gà chết do thở khó khăn vì bị liệt dây thần kinh giao cảm. Có trường hợp gà chết đói và khát do viêm dây thần kinh đùi làm gà không thể đi lại.
  • Thể da: Trên da xuất hiện nhiều u nhỏ, đặc biệt ở ngay các lỗ chân lông của gà bệnh. Do đó bạn dễ dàng nhìn thấy các biểu hiện này ngay.

Bệnh tích điển hình ở gà bị nhiễm bệnh Marek

Bệnh Marek ở gà thường dẫn đến xác gà gầy mòn, khi chết có một chân đưa về phía trước và một chân về phía sau. Bên cạnh đó, Marek còn có các bệnh tích ở hai thể cấp tính và mãn tính như sau:

Thể cấp tính

Ở thể cấp tính, bệnh tích thường có: da sần sùi, lỗ chân lông nở to và dày lên từng cục. Cùng với đó là những khối u xuất hiện ở các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, phổi, buồng trứng, tinh hoàn,…

  • Thể u lan tràn: Thường có u ở gan, lách, thận, phổi, dịch hoàn, buồng trứng, túi Fabricius. Các cơ quan gan, lách sưng to hơn nhiều lần so với kích thước bình thường, nhạt màu và bở.
  • Thể u hạt: Gà bệnh có mặt gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ không đồng đều nhau màu trắng xám. Trường hợp xuất hiện khối u ở đường tiêu hóa như dạ dày tuyến, thành ruột thì sẽ làm tổ chức này dày lên. Còn u ở cơ làm tổ chức cơ phồng to, mặt cắt khối u màu trắng xám do thâm nhiễm bạch cầu.
Bệnh tích điển hình ở gà bị nhiễm bệnh Marek
Bệnh tích điển hình ở gà bị nhiễm bệnh Marek

Thể mãn tính

Bệnh tích chủ yếu của bệnh Marek ở gà thể mãn tính là hiện tượng viêm tăng sinh các dây thần kinh ngoại vi. Dây thần kinh hông, thần kinh cánh bị sưng to, có khi gấp 4 – 5 lần so với bình thường và có thể bị phù thũng.

Điều trị bệnh Marek ở gà

Bệnh Marek ở gà là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, vì vậy không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị vi trùng kế phát, công thức như sau:

  • Gentacostrim pha theo tỷ lệ 1g/2 lít nước uống hoặc trộn vào 3 kg thức ăn.
  • Neotesol 60 – 120mg/1kg trọng lượng cơ thể.
  • Synavet pha theo tỷ lệ 1g/2 lít nước uống.
  • Hamcoliforte pha theo tỷ lệ 1g/1lít nước uống.
  • Cosmixforte pha theo tỷ lệ 1g/1 lít nước uống.

Khi phát hiện dịch Marek bùng phát, người nuôi cần thực hiện ngay các hoạt động sau:

  • Cách ly đàn bị mắc bệnh, tuyệt đối không vận chuyển gà trong đàn nhiễm bệnh ra ngoài.
  • Tiêu hủy toàn bộ đàn bị mắc bệnh bằng cách đốt, sau đó chôn đồng thời xử lý các chất tồn dư.
  • Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ từ 1 đến 2 lần/tuần.
  • Không nhập gà giống về nuôi trong thời gian xử lý gà bệnh và phải để trống chuồng ít nhất 3 tháng.

Phòng ngừa bệnh Marek ở gà

  • Tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh Marek bắt buộc cho gà con 1 ngày tuổi dùng để sinh sản.
  • Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng để ngăn chặn bệnh Marek ở gà.
  • Thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo gà nuôi ở mật độ hợp lý.

Lời kết

Bài viết trên, Đá Gà Việt Nam đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích nhất về bệnh Marek ở gà. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về loại bệnh này và có được những biện pháp phòng ngừa Marek hiệu quả.

Xem thêm:

Bệnh Gumboro ở gà

Bệnh EDS trên gà

Bệnh ORT ở gà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *