Mô hình nuôi gà sân thượng có khả thi không?

Nuôi gà sân thượng là gì? Hiện nay có nhiều kiểu nuôi gà khác nhau. Với những gia đình hạn chế về diện tích thì nuôi gà trên sân thượng là một giải pháp.

Contents

Nuôi gà sân thượng là gì?

Các mô hình nuôi gà hiện nay rất phổ biến như nuôi gà quy mô công nghiệp, nuôi gà chọi, nuôi gà vườn. Cụm từ này ít được sử dụng và ít người biết tới. Tuy nhiên trên thực tế mô hình này vẫn tồn tại.

Nuôi gà sân thượng là hình thức nuôi gà trên tầng cao nhất của ngôi nhà. Kết cấu chuồng trại và cách chăm sóc tương tự như các mô hình khác. Tuy nhiên do diện tích sân thượng hạn hẹp nên mô hình này cũng cần được hiện đại hoá cho phù hợp.

Ưu điểm nuôi gà sân thượng

Ưu điểm nuôi gà sân thượng
Ưu điểm nuôi gà sân thượng

Mô hình nuôi gà nào cũng sẽ có những ưu điểm cũng như các mặt hạn chế. Mục đích chủ yếu của hình thái nuôi gà này đó chính là phục vụ nhu cầu của gia đình. Nói đơn giản hơn là tự cung tự cấp.

Nuôi gà sân thượng tiết kiệm diện tích

Thông thường phần sân thượng của mỗi gia đình sẽ được dùng để trồng cây và phơi đồ. Đây là hai công dụng chính được các hộ gia đình sử dụng. Khi phát hiện và triển khai mô hình này, phần diện tích trên sân sẽ được tối ưu hoá. Vừa tiết kiệm diện tích lại có thêm nguồn cung thực phẩm sạch.

Nuôi gà sân thượng cung cấp nguồn thịt sạch

Chỉ cần nói tới quy mô nuôi gà theo hộ gia đình là thấy được nguồn thịt tươi và sạch. Gà được nuôi theo nhiều độ tuổi khác nhau chỉ sau vài ba tháng là có thể làm thịt. Gà được nuôi bằng lúa gạo, ngô hoặc cơm rau thừa nên không có các chất độc hại.

Nuôi gà sân thượng có thêm phân bón

Nuôi gà trên sân thượng chắc chắn sẽ có phân. Giải pháp tối ưu cho nguồn phân đó chính là làm chăm bón cho cây trồng. Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào và giải quyết được 2 vấn đề cùng lúc. Thứ nhất giải quyết được nguồn phân gà. Thứ hai có nguồn bón cho cây.

Nuôi gà sân thượng phù hợp nhiều giống

Nói là nuôi gà sân thượng nhưng các công tác chăm sóc vẫn tương tự như các mô hình khác. Nó chỉ khác nhau ở vị trí chuồng trại mà thôi. Các giống gà như đông tảo, gà đẻ các loại, gà thịt đều phù hợp nuôi với mô hình này.

Nuôi gà sân thượng khá đơn giản

Có thể nói đây là mô hình không mới nhưng rất được nhiều người quan tâm. Mọi người đều có thể nuôi gà với mô hình này. Số lượng gà được nuôi không nhiều nên việc chăm sóc cũng không quá khó khăn.

Không những nuôi được gà, bạn có thể nâng cấp và nuôi trồng thêm nhiều loại thực phẩm sạch khác. Cụ thể như nuôi thêm chó, trồng thêm một số loại rau. Đảm bảo được nhu cầu tự cung cấp.

Hạn chế khi nuôi gà sân thượng

Hạn chế khi nuôi gà sân thượng
Hạn chế khi nuôi gà sân thượng

Nuôi gà sân thượng có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn động một số mặt hạn chế. Chủ yếu là mặt vệ sinh.

  • Ảnh hưởng tới công tác vệ sinh và môi trường sống: gà trên sân thượng gây nên một số khó khăn cho việc dọn dẹp vệ sinh. 
  • Ảnh hưởng tới không khí xung quanh ngôi nhà và những nhà xung quanh. Mặt hạn chế nào sẽ được biểu hiện rõ đối với các gia đình ở thành phố. Các nhà san sát nhau. Nhà bên cạnh ngửi mùi hôi từ nhà nuôi gà.
  • Gây ô nhiễm tiếng ồn, gây khó chịu cho nhà xung quanh.

Tiêu chuẩn Nuôi gà sân thượng

Nhìn chung thì việc nuôi gà trên sân thượng có nhiều điểm lợi hơn là hạn chế. Để có thể chăn nuôi được gà theo mô hình này, hộ chăn nuôi cần nắm được các quy chuẩn. Từ công đoạn làm chuồng cho tới công đoạn chăm sóc.

Làm chuồng để nuôi gà sân thượng

Làm chuồng để nuôi gà sân thượng
Làm chuồng để nuôi gà sân thượng

Với sự eo hẹp của diện tích, nuôi gà sân thượng phù hợp với hình thức nuôi gà nhốt lồng. Tránh và hạn chế tình trạng hôi thối xảy ra thì thiết kế chuồng là điều vô cùng quan trọng.

  • Thường sử dụng các chuồng lưới để nhốt gà. Loại chuồng này vừa tiết kiệm chi phí, thông thoáng và cũng rất chắc chắn. Nên để sàn cao và không nên để chạm đất.
  • Lớp đệm sinh học nên được lót ở chân nền để giảm thiểu được mùi hôi thối từ phân gà thoát ra. 
  • Nuôi gà sân thượng có thể dùng cát thay cho lớp đệm sinh học.
  • Một chuồng nên được thiết kế kế và phân ra thành nhiều ô khác nhau. Mật độ thả gà từ 1 đến 2 con gà trên 1 ô. Gfa lúc bé có thể để 2 đến 4 con.
  • Nên thiết kế thừa 2 từ 2 đến 3 ô để nuôi riêng gà đặc biệt chuẩn bị mổ hoặc gà bị bệnh cần tách đàn.

Như mọi người thấy, việc làm chuồng để nuôi gà trên sân thượng cũng không quá cầu kỳ và không quá tốn kém. Điều kiện tiên quyết ở đây chính là đảm bảo được các yêu cầu về vệ sinh. Khi đã làm xong mô hình chuồng trại là có thể mua gà về thả.

Chọn hướng nuôi gà sân thượng

Nuôi gà sân thượng cũng cần chú ý tới hướng của chuồng gà. Nên chú ý đặt khác với hướng chiều gió. Thứ nhất sẽ bay mùi hôi của gà tới nhiều nhà xung quanh. Thứ hai tránh tình trạng gà bị trúng gió mắc bệnh. Có điều kiện nên bịt hoặc che chắn các phía của chuồng gà lại.

Tiêu chuẩn dinh dưỡng

Nuôi gà sân thượng cũng cần chú ý tới dinh dưỡng của gà. Mỗi giai đoạn khác nhau gà sẽ có nhu cầu dinh dưỡng là không cố định. Chính vì vậy người chủ cần nắm bắt và cung cấp đầy đủ, kịp thời.

Một số loại thức ăn cho gà được biết tới như cám gạo, cám ngô. Cho gà ăn thêm rau tươi sống như rau muống thái nhỏ, cây chuối thái nhỏ. Bổ sung nước cho gà thường xuyên. Vì được chăn nuôi theo kiểu nhốt chuồng nên gà không thể tự kiếm ăn. Nhu cầu dinh dưỡng tăng lên.

Có thể cho gà ăn cơm nguội hoặc các thức ăn thừa. Thời gian gà úm thì nên để cho gà ăn cám mảnh và được cung cấp đủ khoáng. Cần trang bị bóng đèn đầy đủ.

Nuôi gà sân thượng có cần phòng bệnh không?

Nuôi gà sân thượng có cần phòng bệnh không?
Nuôi gà sân thượng có cần phòng bệnh không?

Câu trả lời là rất cần thiết. Bất kể một giống gà nào, được nuôi theo mô hình nào cũng cần tới việc tiêm phòng. Về cơ bản sẽ có 8 mũi tiêm cho gà từ khi sinh ra tới 2 tháng tuổi. Gà nên được tiêm đầy đủ để tránh mắc một số bệnh nguy hiểm.

Những câu hỏi liên quan nuôi gà sân thượng

Vấn đề nuôi gà sân thượng rất được người dân quan tâm. Xung quanh đó là những câu hỏi cần được giải đáp. Dưới đây là list tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu. Mọi người có thể tham khảo và để lại ý kiến.

Nuôi gà sân thượng có tốn kém không?

Nuôi gà trên sân thượng sẽ không quá tốn kém vì nuôi như vậy chỉ theo được với quy mô nhỏ mà thôi. Các chi phí cho hình thức nuôi gà này tương tự như các mô hình nuôi gà thả khác. Chỉ hơn là nguồn thức ăn cung cấp thụ động sẽ nhiều hơn.

Nuôi gà sân thượng có gì khó khăn?

Nuôi gà sân thượng có gì khó khăn?
Nuôi gà sân thượng có gì khó khăn?

Các khó khăn tiềm ẩn khi lựa chọn nuôi gà sân thượng có thể kể tới:

  • Cần có mô hình chăn nuôi tối ưu và phù hợp địa hình.
  • Đảm bảo được công tác vệ sinh chuồng trại.
  • Gây ảnh hưởng tới các nhà hàng xóm. Đây là khó khăn khiến nhiều hộ đang nuôi gà trên sân thượng phải đau đầu.

Nuôi gà sân thượng kết hợp trồng rau được không?

Hoàn toàn có thể kết hợp hai mô hình này lại với nhau. Phân gà có thể dùng để tưới bón cho rau. Rau xanh tốt lại trở thành thực phẩm tươi bổ sung chất xơ và vitamin cho gà. Cả hai đều là nguồn cung cấp thực phẩm sạch.

Các loại gà nuôi trên sân thượng?

Nuôi gà trên sân thượng có thể áp dụng cho hầu hết các loại gà. Có thể là gà chiến, gà đẻ, gà cho thịt, thậm chí là gà cảnh. Mỗi loại gà được chăm nuôi sẽ có chế độ chăm sóc riêng.

Nuôi gà sân thượng có thực sự tốt?

Nhiều người cũng phàn nàn về hình thức nuôi gà này. Tuy nhiên với những người có thời gian rảnh, ở nhà không làm gì thì có thể nuôi gà, trồng rau trên sân thượng. Nguồn thực phẩm sạch và tươi chính là thù lao cho công sức của bạn bỏ ra.

Những lưu ý khi nuôi gà sân thượng

Nhìn chung đây là cách chăm nuôi gà khá tiết kiệm được không gian và tối ưu hoá chi phí. Tuy vậy để có thể nuôi được gà theo mô hình này cần chú ý một số điểm dưới đây.

  • Thiết kế chuồng trại cẩn thận và đảm bảo thông thoáng.
  • Quét dọn chuồng gà thường xuyên, tránh bốc mùi.
  • Hạn chế tối đa được những ảnh hưởng tới hàng xóm xung quanh.
  • Không nên nuôi quá nhiều gà trên diện tích nhỏ.

Lời kết

Nuôi gà sân thượng là một mô hình hay. Nó có thể tối ưu hoá được diện tích thừa. Tuy nhiên bên cạnh nó còn tồn đọng những hạn chế cần được khắc phục tốt. Hy vọng bạn sẽ có quyết định sau khi đọc xong bài viết này.

Nguồn bài viết: Đá gà Việt Nam

Xem thêm:

Mô hình nuôi gà rừng

Mô hình nuôi gà đẻ trứng

Mô hình nuôi gà chọi lấy thịt

Cách làm chuồng gà trên ao cá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *