Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng đem lại hiệu quả

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng chính là phương pháp mà các sư kê luôn muốn được tìm hiểu nhiều nhất. Và những thông tin đó sẽ có ngay trong bài viết sau.

Contents

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng là gì?

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng là gì?
Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng là gì?

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng là phương pháp nuôi nhốt trong lồng hay chuồng. Cách nuôi này khác với những trường hợp thả tự do vì gà chọi khỏe và máu chiến nên khi thả tự do sẽ dễ gây đấu đá nhau đến thương tích hoặc chết. Do đó anh em cần tìm cách nuôi nhốt hiệu quả.

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng hiệu quả

Để nuôi được những chú gà chọi nhốt chuồng cần phải có phương pháp riêng và sự chăm sóc tỉ mỉ của người nuôi. Sau đây chính là những yếu tố cần được chú ý trong cách nuôi gà chọi nhốt chuồng.

Chọn ra gà chọi giống 

Tất nhiên để có thể áp dụng cách nuôi gà chọi nhốt chuồng bạn cần có cho mình những chú gà chọi chiến nhất. Bạn có thể xem qua một số phương pháp sau:

  • Chọn ra trứng gà chọi con mang gen của gà bố chọi tốt.
  • Dựa vào hình dáng bên ngoài, sức bền, kỹ năng đá sau khi đã xem xét kỹ lưỡng để chọn.
  • Dựa vào vảy ở chân. Đây là cách phổ biến nhất để chọn ra một chiến kê thực thụ.

Xây dựng chuồng trong cách nuôi gà chọi nhốt chuồng

Xây dựng chuồng trong cách nuôi gà chọi nhốt chuồng
Xây dựng chuồng trong cách nuôi gà chọi nhốt chuồng

Sau khi đã có gà chọi tốt nhất. Thì kế đến cần xây dựng chuồng phù hợp cho giống gà này.

  • Xây dựng chuồng theo tiêu chí đơn giản, cao ráo, rộng rãi. Do đặc trưng về tính háu chiến nếu chuồng gà quá tù túng sẽ dẫn đến gà xông vào đá nhau. Cách xây dựng chuồng như vậy cũng rất phù hợp để nuôi gà chọi bán giống, lấy thịt.
  • Dãy chuồng xây bằng gạch. Mặt trước và cửa chuồng xây bằng song sắt, 3 mặt còn lại nên xây kín gió.
  • Chuồng xây cần đảm bảo che mưa, tránh nắng. Hướng chuồng tốt là hướng đông nam. Sau khi lót nền xi măng cần cho thêm cát để tránh làm tổn thương chân gà chiến.
  • Nếu không có đủ diện tích nuôi và số lượng ít có thể áp dụng nuôi gà chọi bằng bội. 
  • Đối với gà chọi con thì cách nuôi nhốt chuồng phù hợp là nuôi bằng lồng úm. Cần đảm bảo thêm đèn sưởi giữ ấm cho gà.

Thức ăn nuôi gà chọi nhốt chuồng 

Thực phẩm nuôi gà sẽ chiếm một vị trí quan trọng ảnh hưởng đến ngoại hình và thể chất gà chọi. Hoặc đôi khi là chất lượng của thịt nếu nuôi gà chọi thương phẩm.

Một trong những cách nuôi gà chọi nhốt chuồng tốt nhất là cho gà chọi hạn chế ăn cám công nghệ thay vào đó bạn nên chú ý hơn đến những điều sau:

  • Thóc lúa là lựa chọn hàng đầu dành cho một chú gà chọi. Có thể trộn thêm vitamin, khoáng chất,.. để gà hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.
  • Rau xanh nên được kết hợp trong phần ăn của gà chọi. Do chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt giúp gà tăng sức đề kháng, giảm nhiệt vào mùa nóng cho gà.
  • Các loại thức ăn khác: Đối với gà chọi thì chất bổ rất quan trọng cho gà phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất. Một số chất cần cung cấp như thuốc bổ nhóm B hay cá, thịt được nấu chín.
  • Đôi khi cho gà chọi ăn tỏi cũng là một trong những bí kíp giúp gà tiêu hóa tốt và không bị trúng gió.
  • Một số lưu ý: Trong cách nuôi này thì khi gà trong giai đoạn chiến đấu. Cần tránh cho gà bị tích nước và mỡ gây nặng nề, khó di chuyển khi đá.

Nước uống trong cách nuôi gà chọi nhốt chuồng

Nước uống trong cách nuôi gà chọi nhốt chuồng
Nước uống trong cách nuôi gà chọi nhốt chuồng

Nước uống cho gà nên được đảm bảo sạch sẽ và cung cấp đầy đủ để tránh gà bị thiếu nước. Đặt biệt là vào mùa nóng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho gà chọi.

Việc châm nước cần phân chia lịch trình cụ thể, ngoài ra anh em cần tìm thêm những chất điện giải thích hợp để pha chung vào nước cho gà nhé.

Phòng bệnh cho trong cách nuôi gà chọi nhốt chuồng

Đối với cách nuôi gà chọi nhốt chuồng thì chuồng trại chính là  yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe cho gà. Chuồng nên được giữ sạch sẽ, thoáng khí. Nên được thường xuyên xịt khử khuẩn, dịch bệnh cho chuồng.

Còn với gà chọi, cần thiết nhất là được tiêm ngừa đầy đủ. Kiểm tra gà thường xuyên, để kịp thời cách ly những trường hợp bệnh tránh tình trạng lây lan trong chuồng.

Có thể bạn quan tâm:

Cách nuôi gà chọi mùa đông

Cách nuôi gà chọi mùa nóng

Quy trình thực hiện cách nuôi gà chọi nhốt chuồng

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng từ khi mới nở

Gà chọi con mới nở cần được gà mẹ che chở đến 2 tháng tuổi để làm ấm hay tránh chuột cắp mất con. Khi gà vừa nở cần cho gà uống nước kết hợp 5g glucoza và 1g vitamin C tăng đề kháng cho gà con.

Sau đó, có thể cho ăn bằng các loại cám nhỏ dành cho gà con chia làm 5 đến 6 bữa ngày. Đến khi gà đủ 2- 3 tuần tuổi thì nên kết hợp thóc đã xay cùng với thịt, rau xanh băm nhuyễn để tăng thêm các chất dinh dưỡng.

Từ 1, 2 tháng tuổi gà coi như có thể ăn được như gà mẹ. Thay cám nhỏ bằng cám to, giun dế,.. để gà thích nghi và đầy đủ dưỡng chất.

Nuôi gà chọi từ 2 đến 5 tháng tuổi

Quy trình thực hiện cách nuôi gà chọi nhốt chuồng
Quy trình thực hiện cách nuôi gà chọi nhốt chuồng

Khi gà đủ từ 2 tháng tuổi đã phát triển đầy đủ về thể trạng và hình dáng bên ngoài. Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng lúc này là cần tách gà con ra khỏi gà mẹ. Để chúng tham gia vào chuồng lớn cùng các con khác. Cho gà tự do thoải mái chạy nhảy, vận động nhằm được phát triển toàn diện.

Người nuôi nên chọn những máng ăn và thức ăn dạng hạt to để gà dùng mỏ mổ từng hạt. Nhằm luyện tập cho bộ phận này rất tốt khi gà ra trận. Nên trộn chung với các dưỡng chất khác cũng là một trong những cách nuôi gà chọi nhốt chuồng hiệu quả.

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng từ 6 tháng đến khi ra trận

Gà vào thời điểm này hoàn toàn đã trở thành một chú gà đá thực thụ. Vì vậy có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và theo dõi như:

  • Cần thiết lập một chế độ ăn phù hợp nếu không nên chú trọng chế độ ăn vừa phải. Tránh gà quá béo gây mất khả năng đá và chiến đấu. 
  • Gà 7 tháng tuổi là phù hợp cắt tai tích. Trước khi cắt nên cho gà chọi uống vitamin K. Cắt vào ngày trăng khuyết tránh cho gà quá đau hay chảy nhiều máu, không nên cắt vào những ngày nắng.
  • Bên cạnh đó cách nuôi gà chọi nhốt chuồng ở lứa tuổi này của gà cần được tỉa lông cho phù hợp. Bộ lông ảnh hưởng đến vẻ ngoài và trận đá của gà nên cần cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Cho gà phơi nắng cũng là một trong những cách nuôi gà chọi nhốt chuồng thông dụng. Việc này giúp gà có một bộ xương chất khỏe để tham chiến. Cùng với đó còn nhiều ích lợi như gà bền sức, dẻo dai và tinh thần thoải mái.

Tập đá trước cho chiến kê trong thời gian nuôi nhốt chuồng

Tập đá trước cho chiến kê trong thời gian nuôi nhốt chuồng
Tập đá trước cho chiến kê trong thời gian nuôi nhốt chuồng

Để xác định xem chú gà này sẽ trở thành chiến kê hay thương phẩm cần có một trận khai mỏ. Nếu nhận ra đây là chú gà chọi có kỹ năng đá cùng sức bền dẻo dai thì chọn ngay để chiến. 

Những chú gà chọi được chọn sẽ áp dụng cách nuôi gà chọi nhốt chuồng mới dành cho một chiến kê sắp ra trận. Sư kê cần có kế hoạch tập luyện sức cho gà cùng kỹ năng đá hằng ngày nhằm mài nên viên ngọc quý. Khoảng 2- 3 tháng tập luyện có thể ra trận.

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng để nhân giống 

Một chú gà chọi con mang gen của gà trống đá hay thì phần lớn khi áp dụng cách nuôi gà chọi nhốt chuồng sẽ cho ra chiến kê kế tiếp. Và ngay cả gà mẹ cũng vậy. Cần xem xét số trận thắng và hình dáng của gà để cho phối để lấy được giống xuất sắc nhất.

Có thể nhốt một hoặc khoảng 3-4 gà mái chung với một gà trống trong chuồng riêng. Quan sát lứa kế ra có đạt tiêu chuẩn, nếu không thì nên thay bằng con khác.

Để trong chuồng gà những ổ đẻ để gà mái đẻ trứng vào. Sau đó, bạn nên nhặt trứng ra và ghi rõ ngày đẻ trứng lên từng quả. Tránh gà đẻ lứa sau làm vỡ trứng lứa trước và viết  số ngày để tiện cho việc theo dõi, chăm sóc trứng.

Sau khi đẻ đủ số lượng nhất định gà sẽ đòi ấp. Khi đó bạn nên lấy trứng lứa trước cho gà ấp. Mỗi lần từ 12- 14 quả và cần mang gà ra khu riêng để yên tĩnh ấp trứng. Sau từ 21 ngày trứng sẽ nở và chỉ cần áp dụng cách nuôi gà chọi nhốt chuồng trên để tiếp tục nuôi gà phát triển.

Kết luận

Cách nuôi gà chọi nhốt chuồng sẽ khá phức tạp và cần sự tỉ mỉ của người nuôi gà chọi. Bởi giống gà này khá đặt biệt, sư kê nên xác định mục đích nuôi và sử dụng cách thức phù hợp. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn.

Chúc bạn sẽ nuôi dưỡng thành công những chú gà chọi chất lượng nhất.

Nguồn bài viết: Đá gà Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *