Cách trộn cám đậm đặc cho gà được nhiều người áp dụng

Bạn đang tìm cách trộn cám đậm đặc cho gà để gà tăng năng suất hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết nhé! 

Contents

Công thức cách trộn cám đậm đặc cho gà

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cách trộn cám đậm đặc cho gà phải đầy đủ các chất như: chất đạm, bột đường, chất béo, khoáng chất,… Như vậy, gà mới có thể sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh, đẻ sai, trứng lớn. 

Nếu khẩu phần ăn pha trộn không đúng công thức, trộn thiếu những dưỡng chất cần thiết khiến gà dễ mắc bệnh, trống mái sinh sản đều không tốt. Điều đó cho thấy, bà con nuôi gà cần phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của gà qua từng giai đoạn phát triển ra sao để theo đó mà tính khẩu phần ăn nuôi chúng cho hợp lý. 

Vì gà có khỏe mạnh thì mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Trọng lượng của gà tăng nhanh, gà đẻ sai thì bà con mới thu được nhiều lời. Dưới đây là công thức cách trộn cám đậm đặc cho gà theo từng giai đoạn phát triển cụ thể như sau: 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà đẻ 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà đẻ 
Cách trộn cám đậm đặc cho gà đẻ

Cách trộn cám đậm đặc cho gà đẻ theo tỷ lệ thành phần thức ăn như sau: 

  • Thành phần bánh dầu 10%
  • Thành phần bột bắp 45%
  • Thành phần cám gạo 20%
  • Thành phần bột xương 0.5% 
  • Thành phần muối bột 0.5%
  • Thành phần bột sò 2%
  • Thành phần bột thịt 8%
  • Thành phần bánh dầu dừa 7%
  • Thành phần bột Ấu Trùng 7% 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà con 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà con cần đảm bảo các chất dinh dưỡng như sau: 

  • Thành phần bánh dầu 10% 
  • Thành phần bột bắp 30%
  • Thành phần cám gạo 20%
  • Thành phần bột xương 0.5%
  • Thành phần muối bột 0.5%
  • Thành phần bột sò 0.5%
  • Thành phần tấm gạo 14%
  • Thành phần mày đậu xanh 10%
  • Thành bột Ấu Trùng 14.5%

Cách trộn cám đậm đặc cho gà giò 

Đối với thức ăn gà giò, bà con hãy làm theo cách trộn cám đậm đặc cho gà theo tỷ lệ như sau để đảm bảo gà phát triển tốt: 

  • Thành phần bánh dầu 10% 
  • Thành phần bột bắp 40%
  • Thành phần cám gạo 20%
  • Thành phần bột xương 0.5%
  • Thành phần vôi chết 0.5%
  • Thành phần muối bột 0.5%
  • Thành phần bột sò 0.5%
  • Thành phần bánh dầu dừa 8%
  • Thành phần bột thịt 5% 
  • Thành bột Ấu Trùng 6% 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà thịt 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà thịt 
Cách trộn cám đậm đặc cho gà thịt

Bà con hãy làm theo cách trộn cám đậm đặc cho gà thịt theo công thức như sau: 

  • Thành phần bột dầu 10% 
  • Thành phần bột bắp 50%
  • Thành phần cám gạo 28%
  • Thành phần bột xương 0.5%
  • Thành phần vôi chết 0.5%
  • Thành phần muối bột 0.5%
  • Thành phần bột sò 01%
  • Thành phần bánh dầu dừa 5%
  • Thành phần bột thịt 5% 
  • Thành bột Ấu Trùng 5%

Có thể bạn quan tâm:

Cách trộn thức ăn cho gà đá

Hướng dẫn phối trộn thức ăn cho gà thịt

Cách phối trộn thức ăn cho gà đẻ

Nguyên liệu trong cách trộn cám đậm đặc cho gà 

Hiện nay, gà là loại gia cầm được nuôi phổ biến ở nước ta. Bởi nguồn thức ăn cho chúng khá đa dạng và dễ tìm mua hoặc tận dụng sản phẩm từ nông nghiệp. 

Bên cạnh các yếu tố về chuồng trại thì thức ăn có vai trò quan trọng để gà nhanh lớn, đỡ bệnh tật và đạt năng suất cao. Dưới đây là nguyên liệu trong cách trộn cám đậm đặc cho gà đơn giản, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà: 

Bánh dầu lạc 

Bánh dầu lạc là loại phụ phẩm từ các cơ sở sản xuất dầu lạc, lạc nhân sau khi đã ép hết dầu. Trong  lạc chứa tới 50% là dầu, dầu được tách ra để đóng chai bán ra thị trường thành dầu ăn, còn lại bã lạc. Loại bã này thường được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Bánh dầu lạc có giá thành rẻ, dễ tìm kiếm trên thị trường. Bà con có thể mua nguyên liệu này để trộn cám đậm đặc cho gà. Nguyên liệu này có chứa nhiều protein, chất đạm để bổ xung sản xuất cám viên công nghiệp bán với giá cao.

Bột bắp 

Nguyên liệu trong cách trộn cám đậm đặc cho gà 
Nguyên liệu trong cách trộn cám đậm đặc cho gà

Trong cách trộn cám đậm đặc cho gà không thể thiếu nguyên liệu bột bắp. Bột bắp có nhiều loại khác nhau như: bắp trắng (nếp) hoặc bắp vàng. Trong nuôi gà, bà con dùng bắp vàng nhiều hơn vì trong bắp vàng có chứa nhiều carotene. 

Bắp vàng được phơi khô rồi đem xay nhuyễn như cám để gà dễ sử dụng. Thông thường, bột bắp chiếm đến khoảng trên dưới 40% trong khẩu phần ăn của gà. Trong bột bắp chỉ có 8% chất đạm, ít chất khoáng, 3,9% chất béo, nhưng chứa đến 74% chất bột đường và nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2.

Cám gạo 

Cám gạo có 2 loại là cám gạo to và cám gạo nhuyễn. Trong cám gạo to chứa nhiều chất xơ do vỏ trấu xay nát và có lẫn ít tấm, mày gạo. Trong loại cám này có chứa 49,29% chất bột đường, chất béo và chất đạm. Tuy nhiên, bà con ít  dùng cám to làm thức ăn nuôi gà mà thường dùng cám nhuyễn.

Trong cám gạo nhuyễn có chứa đến 54% chất bột đường và 10,27% chất béo. Tuy nhiên, cám gạo nhuyễn dễ bị mốc, nếu bà con bảo quản kém thì cám bị mốc nhanh, vón cục. Bà con không nên cho gà ăn cám bị mốc vì dễ gây ngộ độc cho gà. 

Tấm gạo 

Dùng tấm gạo trộn cám đậm đặc cho gà 
Dùng tấm gạo trộn cám đậm đặc cho gà

Theo cách trộn cám đậm đặc cho gà thì tấm gạo là một thành phần không thể thiếu. Tấm gạo là một phần nhỏ hạt gạo bị vỡ ra trong quá trình xay xát. 

Đây là thức ăn có giá cả cao nhưng  trong tấm gạo có chứa đến 71% chất bột đường, nuôi gà con rất tốt.

Khoai mì

Khoai mì cũng là nguyên liệu được dùng để trộn cám đậm đặc cho gà. Trong củ khoai mì có chứa axit cianhydric nên cho gà ăn nhiều sẽ bị ngộ độc. 

Do đó, bà con dùng khoai mì làm thức ăn nuôi gà thì phải lột bỏ lớp vỏ rồi ngâm củ vào nước trong 24 giờ sau đó mới xay thành bột.Thức ăn của gà cần đảm bảo đầy đủ chất bột đường. 

Bột xương, bột sò 

Bà con nên trộn bột xương, bột sò vào trong cách trộn cám đậm đặc cho gà nhé! Bởi trong bột xương, bột sò có chứa nhiều chất vôi (calci) và chất lân (phosphore) rất cần thiết cho sự phát triển khung xương của gà và tạo nên vỏ trứng . 

Các loại vôi chết (vôi tôi), vỏ trai, vỏ sò thì bà con cần nung chín rồi tán nhuyễn trộn vào thức ăn cho gà ăn. Đối với gà đẻ và gà con, gà giò rất cần đến các khoáng chất này trong thức ăn. Nếu gà thiếu chất phosphore thì tăng trưởng chậm và ngược lại. 

Muối bột  

Muối bột là thành phần quan trọng khi trộn cám đậm đặc cho gà
Muối bột là thành phần quan trọng khi trộn cám đậm đặc cho gà

Trong khi cách trộn cám đậm đặc cho gà, bà con không thể bỏ qua muối bột. Muối góp phần vào việc giúp gà ăn nhiều, kích thích cho gà uống được nhiều nước qua đó mới tiêu hoá được thức ăn nhanh.

Bột thịt 

Trong bột thịt chứa hơn 60% chất đạm nên thường được dùng để trộn cám đậm đặc cho gà. Bột thịt có thể được làm từ thịt heo, thịt trâu bò, gà vịt,… Đây là thức ăn bổ sung, bổ dưỡng nhất nhưng cũng đắt tiền nhất cho gia cầm đặc biệt là gà. 

Bột ấu trùng ruồi lính đen

Trong bột ấu trùng ruồi lính đen có chứa hơn 50% đạm và các axit amin khác, cho gà ăn mau lớn. Bột ấu trùng ruồi lính đen được sấy khô công nghệ cao và xay nhuyễn làm thức ăn chăn nuôi hiệu quả. 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà 

Chất bột đường 

Bà con nông dân cần đảm bảo cách trộn cám đậm đặc cho gà chứa chất bột đường. Bởi chất bột đường trong khẩu phần ăn nuôi gà được coi là thức ăn chính, cung cấp những năng lượng cần thiết cho gà. 

Chất đạm 

Chất đạm là thành phần không thể thiếu cho gà
Chất đạm là thành phần không thể thiếu cho gà

Trong thức ăn cho gà, chất đạm có vai trò quan trọng tạo nên thịt, gân, lông, trứng. Do đó, nếu trong khẩu phần ăn của gà thiếu chất đạm, gà sinh trưởng và phát triển chậm. 

Có 2 loại đạm có thể dùng được cho gà là đạm động vật và đạm thực vật. Đạm động vật thường có trong bột cá, bột thịt, bột tép, bột huyết, trong các loài sâu bọ,…

Chất béo 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà cần đảm bảo đủ thành phần chất béo. Loại chất này chứa nhiều trong các loại hạt có dầu như đậu phộng, xác dừa, dầu cá, mỡ động vật,…

Công dụng của chất béo trong thức ăn nuôi gà giúp gà sinh ra nhiệt lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể mức ổn định. Tuy nhiên, bà con cũng không nên cho gà ăn quá nhiều chất béo, chỉ nên ở mức độ 5% là đủ. 

Chất khoáng 

Chất khoáng trong thức ăn nhằm bồi bổ xương cốt của gà và có tác dụng tạo thành vỏ trứng. Những loại thức ăn giàu chất khoáng bà con dễ dàng tìm kiếm như tôm tép, con ruốc, cá con, bột xương, vỏ sò,…

Chất khoáng có vai trò quan trọng trong thức ăn nuôi gà bởi dưỡng chất này có khả năng kiến tạo và bảo vệ các tế bào. Do đó, gà ăn thiếu chất khoáng thì cơ thể bị mất khả năng đề kháng dẫn đến gà mái đẻ ít trứng còn gà thịt bị sụt cân. 

Vitamin 

Bổ sung Vitamin khi trộn cám đậm đặc cho gà
Bổ sung Vitamin khi trộn cám đậm đặc cho gà

Theo cách trộn cám đậm đặc cho gà chuẩn thì không thể thiếu thành phần vitamin. Bởi vitamin rất cần thiết cho việc duy trì sự sống của gà. 

Chức năng của vitamin là đồng hóa được các khoáng chất nên khẩu phần ăn thiếu vitamin khiến gà sẽ còi cọc. Trường hợp thiếu nhiều vitamin khiến gà ốm yếu, xù lông, bại xuội và chết. 

Vitamin A

Vitamin A có nhiều trong các loại dầu gan cá morue, trong tròng đỏ trứng gà, bắp vàng, củ cà rốt, khoai lang bí, cà chua chín,… Những thức ăn chứa vitamin A này rất dễ tìm kiếm. 

Nếu thiếu vitamin A khiến gà bị bệnh đau mắt, bị bệnh thần kinh. Bên cạnh đó, gà mẹ đẻ kém, các gà khác chậm lớn, dễ bị bệnh và chết nhiều. Vì vậy, trong cách trộn cám đậm đặc cho gà cần bổ sung vitamin A.

Vitamin B1

Vitamin B1 trong thức ăn cho gà có tác dụng đồng hoá chất bột đường và tiêu diệt các chất axit hữu cơ giúp gà ăn được nhiều. Vitamin B1 là vitamin sẽ không thể thiếu trong cách trộn cám đậm đặc cho gà.

Vì vậy, thiếu vitamin này khiến gà ăn kém, phát triển chậm. Đặc biệt còn khiến gà bị bệnh thần kinh như đứng niễng đầu ra sau, chân yếu, xù lông và chết dần, chết mòn. 

Vitamin B2

Cách trộn cám đậm đặc cho gà không thể thiếu vitamin B2. Loại vitamin này có tác dụng đồng hoá các chất đạm trong thức ăn của gà. Điều đó giúp gà có thể phát triển mạnh mẽ, trọng lượng cơ thể cũng tăng lên nhanh chóng. 

Vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất  rất cần thiết cho gà mọi lứa tuổi, nhất là gà con, gà giò và gà đẻ. Loại vitamin này có tác dụng đồng hoá khoáng chất, giúp cho xương gà cứng cáp và lớn nhanh hơn. 

Nếu thiếu vitamin D khiến gà sẽ bị còi xương, xương mềm, xương yếu do khớp xương phù. Bên cạnh đó, thiếu vitamin D cũng khiến gà đi đứng khó khăn nên chỉ muốn nằm một chỗ và gà mái sinh sản kém hơn bình thường. 

Vitamin E

Vitamin E có nhiều trong phụ phẩm nông nghiệp hay công nghiệp chế biến như mộng lúa, trong giá đậu, trong bột bắp, cám nhuyễn, mày đậu xanh, khô bánh dầu,…

Bà con có thể dễ dàng thu mua ở những cơ sở chế biến nông nghiệp với giá thành rẻ. Vitamin E ảnh hưởng đến quá trình sinh sản đẻ trứng của gà mái, và sự truyền giống của gà trống. 

Nước uống 

Nước uống không thể thiếu khi cho gà ăn nhất là trong mùa nắng. Bởi gà ăn cám khô dẫn đến khát nước. Nếu bà con cho gà ăn mà không cho gà uống nước thì gà ăn được ít và khó hấp thụ. 

Đối với gà con được một tuần tuổi một ngày uống khoảng 25cc nước. Còn đối với đàn gà ba tháng tuổi uống 100c nước mỗi ngày. Lưu ý, bà con nên cho gà uống phải là nước sạch dùng cho người uống. Kể cả nước mưa, nước máy hay nước giếng cho gà uống đều được. 

Khẩu phần thức ăn phù hợp cho gà theo từng giai đoạn 

Khẩu phần thức ăn phù hợp cho gà theo từng giai đoạn 
Khẩu phần thức ăn phù hợp cho gà theo từng giai đoạn

Tiêu chuẩn thức ăn cho gà từ 0 – 6 tuần tuổi 

Gà con thường sinh trưởng nhanh và có khả năng trao đổi chất mạnh. Do đó, cách trộn cám đậm đặc cho gà con phải đầy đủ về số lượng. Các nguyên liệu dùng trong cách trộn cám đậm đặc cho gà phải đảm bảo vệ sinh, có chất lượng tốt. 

Trong 3 tuần đầu, bà con có thể cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Từ 3 tuần tuổi trở đi, bà con cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà như:

  • Đối với gà trống 4-6 tuần tuổi cho ăn từ 44-54g thức ăn/ngày. 
  • Đối với gà mái thì bà cho ăn từ 40-50g thức ăn/ngày tương đương với khối lượng cơ thể 410-600g.

Thức ăn cho gà giò từ 7 – 20 tuần tuổi 

Gà ở giai đoạn 7 – 20 tuần tuổi có khả năng tăng trưởng nhanh chóng. Do đó, bà con hãy cung cấp lượng thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Bà con cần kiểm kê số lượng thành phần có trong thức ăn trong cách trộn cám đậm đặc cho gà sao cho phù hợp. 

Lưu ý, không nên cho gà ăn nhiều quá khiến gà tích tụ nhiều mỡ. Điều này khiến gà đẻ dễ bị rực trứng, sản lượng trứng ít còn gà trống giảm khả năng đạp mái. 

  • Ưu điểm của cách trộn cám đậm đặc cho gà ăn hợp lý, khoa học sẽ hạn chế gà bị béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ cho gà mái,…
  • Việc thực hiện nghiêm ngặt cho ăn sẽ hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt. Đây là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi.

Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21-64 tuần tuổi

Đặc điểm của giai đoạn này là gà ăn hạn chế nên số lượng thức ăn cho gà nên tăng từ từ. Nhưng cần đảm bảo các dưỡng có trong thức ăn như protein, năng lượng cao hơn bình thường. 

Do gà cần nhiều năng lượng trong quá trình tạo trứng và đẻ trứng. 

Lưu ý: 

  • Lượng thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái sẽ thấp hơn so với gà mái cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay ở nước ta, thường sử dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125-130g/con/ngày trong suốt thời kỳ nuôi. 
  • Nếu bà con muốn giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn định kỳ 3 ngày/lần. Bà con có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn hoặc mùa nóng cho gà uống nước điện giải và vitamin C.

Một số lưu ý khi trộn cám đậm đặc cho gà 

Một số lưu ý khi trộn cám đậm đặc cho gà 
Một số lưu ý khi trộn cám đậm đặc cho gà

Cách trộn cám đậm đặc cho gà, bà con cần lưu ý một số điều cụ thể như sau: 

  • Thứ nhất, bà con cần đảm bảo nguyên liệu trộn cám đậm đặc không chứa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc nguyên liệu bị nấm mốc. 
  • Thứ hai, trong khi trộn cám đậm đặc, bà con không nên sử dụng chất bảo quản. Nếu sử dụng chất bảo quản sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của gà. 
  • Thứ ba, bà con nên trộn cám theo công thức phù hợp với sự phát triển của gà theo từng giai đoạn. Việc trộn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng trong thức ăn đều ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn gà. 
  • Thứ 4, bà con có thể sử dụng máy trộn, máy làm cám viên để sản xuất thức ăn cho gà được đảm bảo và bảo quản được lâu hơn. 

Lời kết 

Như vậy, bài viết trên Đá gà Việt Nam đã hướng dẫn cách trộn cám đậm đặc cho gà cho bà con tham khảo. Mong rằng những thông tin trên giúp bà con nông dân có thể tự trộn cám cho gà ăn đảm bảo chất lượng giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt nhé!

Xem thêm:

Cách trộn thức ăn cho gà thả vườn

Công thức thức ăn thảo dược cho gà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *