Gà Brahma (gà Kỳ Lân) giống gà vừa lấy thịt vừa làm kiểng

Gà Brahma (gà Kỳ Lân) được mệnh danh là giống gà có ngoại hình khổng lồ nhất thế giới. Dưới đây là một vài thông tin bổ ích cho những ai đang có ý định tìm hiểu về chúng.

Contents

Khái quát về giống gà Brahma – Gà Kỳ Lân

Khái quát về giống gà Brahma - Gà Kỳ Lân
Khái quát về giống gà Brahma – Gà Kỳ Lân

Gà Brahma (gà Kỳ Lân) được biết đến là giống gà lấy thịt vào những năm 1930. Tuy nhiên, thời gian để một con gà trưởng thành lại có thể tốn mất 2 năm. Dần dần mọi người đã thấy được những bất lợi của việc nuôi lấy thịt từ giống gà này.

Và cho đến ngày nay, Brahma được săn đón không phải chỉ để lấy thịt và trứng mà đang dần phổ biến làm gà kiểng nuôi trong sân nhà. Để biết rõ hơn về giống gà này, đầu tiên hãy cùng Đá gà Việt Nam tìm hiểu gà Brahma là giống gà gì?

Gà Brahma – Gà Kỳ Lân là gà gì?

Gà Brahma hay còn được biết đến với tên gọi khác là gà kỳ lân. Chúng có tuổi thọ từ 5 – 8 năm. Trên thế giới, giống gà này được cho là vua của mọi loại gà bởi chúng có thân hình to lớn. Ngày nay, nó không những được nuôi để lấy thịt mà còn được mọi người tìm nuôi làm gà kiểng rất nhiều vì vẻ đẹp mà chúng mang lại. 

Nguồn gốc về giống gà Brahma

Nguồn gốc về giống gà Brahma
Nguồn gốc về giống gà Brahma

Gà kỳ lân hay gà Brahma có xuất xứ từ nước Mỹ tuy nhiên giống gà này lại có tổ tiên ở Trung Quốc. Sở dĩ có cái tên Brahma là nhờ việc lai tạo giữa Shanghai ở Mỹ và Gray Chittagong từ nước Ấn, ở đất nước này có con sông mang tên Brahmaputra.

Hiện tại có rất nhiều thông tin khác nhau về nguồn gốc của giống gà Brahma. Tuy vậy, độ hot mà chúng mang lại cho giới săn gà là chưa bao giờ hết.

Phân loại giống gà Brahma

Khác với những giống gà khác, việc phân loại giống của gà này lại dựa vào mẫu lông. Các giống gà Brahma phổ biến như:

  • Dark Brahma: Vào năm 1865, Dark Brahma được công nhận là một trong những giống gà thuộc dòng Brahma. Đúng với tên gọi của nó, con đực Dark Brahma có ngực, thân và đuôi màu đen huyền. Tiếp đó là màu sọc đen trắng của lông ngựa và lông yên. Tuy nhiên con mái thuộc giống này lại có màu trắng và xám nhẹ.
  • Light Brahma: Tương tự Dark Brahma, Light Brahma cũng được công nhận vào những năm 1865. Giống gà này được bao phủ với một màu trắng tuyết xen lẫn sọc đen ở phần lông ngựa và lông yên. 
  • Buff Brahma: Được công nhận vào năm 1924 với thân hình được phủ một lớp lông màu nâu xen kẽ cam nhạt. Bên cạnh màu sắc chủ đạo là những hoa văn bắt mắt tương tự giống gà Light Brahma.

Đặc điểm nhận biết giống gà Brahma

Đặc điểm nhận biết giống gà Brahma
Đặc điểm nhận biết giống gà Brahma

Mỗi loài gà sẽ mang cho mình một nét đặc trưng riêng và Brahma cũng vậy. Một trong những đặc điểm dễ nhận dạng nhất là:

  • Ngoại hình to lớn nhờ lớp lông dày đặc bao phủ. Đặc biệt là lớp lông bao phủ ở cẳng chân và khóe chân thích hợp sống ở những vùng khí hậu lạnh.
  • Mào gà nhỏ và bé như hạt đậu. Mỏ ngắn nhưng rất cứng và khỏe
  • Sở hữu bắp chân to và trọng lượng khổng lồ.
  • Trán cao, đầu to cùng với cặp lông mày diều hâu.

Kích cỡ và trọng lượng của gà kỳ lân

Một con gà Brahma có thể cao đến 70 – 75 cm. Cao gần bằng một đứa trẻ nhỏ nên chúng rất gần gũi với trẻ con.

Vì là vua của mọi loài gà cho nên trọng lượng mà một con gà trống có thể đạt tới là từ 9 đến 18kg/ con. Đối với gà mái có thể đạt tới 7kg/ con. Tuy nhiên, ngày nay trọng lượng mà Brahma có thể đạt được nhẹ hơn khá nhiều so với quá khứ. Chúng có thể nặng 4kg đối với con cái và 5 kg đối với con đực.

Chuyện sinh đẻ của gà Brahma

Không những nặng về thể trọng, trứng mà con cái đẻ ra có thể nặng tới 65g và vỏ trứng có màu nâu cam. Trong mỗi lần đẻ, gà mái có thể đẻ khoảng 30 trứng, gấp đôi số lượng trứng mà gà mái ta thông thường có thể đẻ.

Một điều thú vị về giống gà này nữa đó là gà Brahma chịu lạnh khá tốt. Chính vì vậy mà chúng thường đẻ trứng vào mùa đông lạnh giá. Khác với những giống gà khác, nếu bạn để ý thấy chúng ngưng đẻ vào mùa đông thì rất có thể chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc vấn đề về không gian đẻ lý tưởng.

Gà Brahma có tính cách như thế nào?

Mặc dù được gọi với danh xưng là “Vua” thế nhưng gà Brahma lại rất điềm tĩnh và dịu dàng. Không giống như những con gà chiến có tính háo thắng hay vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng thích bay cao bay xa như những chú gà Serama.

Chúng là một trong những giống gà rất thích sự yên tĩnh. Trái ngược với cái đầu to, trán rộng, lông mày diều hâu khiến chúng ta có cảm giác khó gần và hung dữ thì Brahma rất thân thiện và ngoan ngoãn.

Có thể bạn quan tâm:

Gà cười Ayam Ketawa

Gà Serama giá bao nhiêu?

Gà Lơ Go có năng suất không?

Gà Plymouth của nước nào?

Gà Jap là gà gì?

Cách nuôi gà Brahma – Gà Kỳ Lân

Cũng như những giống gà khác, gà Brahma cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng một cách khoa học. Dưới đây là một vài điều cơ bản bạn cần biết để chăm sóc chúng.

Chuồng nuôi, chỗ ở

Kích thước chỗ ở lý tưởng cho đàn gà con tầm 100 con là 2m x 1m x 0,5m. Vì là gà con nên bạn cần đảm bảo chỗ ở cho chúng đủ ấm và kín đáo. Tránh gió rét để gà con luôn trong trạng thái được sưởi ấm. Để phát triển một cách khỏe mạnh, bạn cũng cần chú ý đến môi trường sống tránh những mầm bệnh.

Đối với gà Brahma trưởng thành, lúc này cơ thể chúng đã bắt đầu phát triển vượt trội, ngoại hình đã đầy đặn và cao lớn. Vì vậy, chỗ ở thoải mái là điều chúng ta cần lưu ý đến. Tùy vào kích thước của gà mà bạn có thể linh động trong việc làm chuồng cho nó. 

Gà Brahma ăn gì?

Gà Brahma ăn gì?
Gà Brahma ăn gì?

Không kén ăn hay khó nuôi, với bản tính độc lập thích ung dung đi trong sân vườn. Gà Brahma có thể nuôi thả rông. Tuy nhiên lượng thức ăn sẵn có trong tự nhiên là không đủ so với thân hình to lớn cường tráng kia. Bên cạnh việc cho tự tìm kiếm thức ăn, chúng ta vẫn nên bổ sung thêm một lượng thức ăn khác.

Thông thường, chúng ta nên bổ sung thêm vào bữa ăn của gà trưởng thành ít nhất 16% protein và 18% protein đối với gà con. Bên cạnh thức ăn đủ chất, ta cũng cần bổ sung một lượng nước sạch để chúng không bị thiếu nước.

Chăm sóc vẻ bề ngoài.

Nổi tiếng với bộ khoác ngoài lộng lẫy và đồ sộ. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của gà luôn trong tình trạng ổn định, vệ sinh lông tránh những sinh vật nhỏ như chấy, rận, mạt gà, bọ… Để chúng không ký sinh lên khóe chân, gây lở loét.

Ngoài ra, bóng bùn có thể hình thành trên chân của chúng. Không chỉ mất vệ sinh, bóng bùn có thể khiến móng của gà Brahma rụng đi. Do đó việc chú ý đến dinh dưỡng bữa ăn là chưa đủ, bạn cũng cần bổ sung kiến thức về phòng/ chữa bệnh cho chúng. 

Ưu, nhược điểm của gà Brahma

Để hiểu rõ hơn về giống gà này, chúng ta cũng cần biết Brahma có những ưu, nhược điểm gì? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Ưu điểm

  • Trông lạnh lùng nhưng rất tình cảm và thân thiện với chủ.
  • Khả năng đẻ trứng tốt, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng cáo.
  • Vừa phục vụ nhu cầu nuôi lấy thịt, trứng vừa phục vụ nhu cầu nuôi làm kiểng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì gà Brahma cũng có nhược điểm như:

  • Cần tiêu tốn lượng thức ăn lớn để đủ nuôi cơ thể khổng lồ.
  • Chúng là một trong những loài rất xấu ăn, lúc đói có thể bắt nạt những con gà xung quanh.

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin về giống gà Brahma (gà Kỳ Lân). Nếu đang có ý định nuôi giống gà này thì bạn hãy mạnh dạn vì bài viết này sẽ phần nào giúp bạn có đủ kiến thức để bắt đầu với những gã khổng lồ đáng yêu này đấy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *