Nguyên nhân gà con bị lười ăn và cách chữa

Gà con bị lười ăn là vấn đề mà các nhà chăn nuôi thường hay gặp phải. Đây có thể là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh.

Contents

Gà con bị lười ăn là gì?

Gà con bị lười ăn là gì?
Gà con bị lười ăn là gì?

Tình trạng gà con bị lười ăn có thể xuất hiện thường xuyên và ở hầu hết các loại gà. Đây là tình trạng gà biếng ăn, gà không ăn hoặc ăn ít. Hệ lụy liên quan đó là gà bị sụt cân, gầy yếu, sức đề kháng kém. Thậm chí đây là biểu hiện của bệnh tật.

Chủ gà cần chú ý tình trạng của gà trong giai đoạn này. Gà con bị biếng ăn sẽ ảnh hưởng tới sức đề kháng của gà. Dễ mắc các bệnh liên quan tới đường ruột. Nguyên nhân có thể do đồ ăn hoặc do bệnh lý.

Biểu hiện gà con bị lười ăn dễ thấy

Khi gà con bị lười ăn sẽ có những biểu hiện tương đối rõ ràng. Tình trạng của gà cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Những biểu hiện này chỉ cần bạn chú ý một chút là có thể nhận ra được. Dưới đây sẽ là một số biểu hiện đặc trưng.

Số lượng thức ăn giảm

Gà con trong giai đoạn này sẽ được chăm sóc bằng các thực phẩm như cám mảnh và một số loại mồi. Biểu hiện rõ ràng khi gà con bị lười ăn đó là số lượng thức ăn gà nạp vào cơ thể giảm rõ rệt. Gà có biểu hiện chỉ ăn những loại mồi ngon và không ăn thóc và lúa.

Đây là biểu hiện thường thấy và dễ bắt gặp nhất. Nhiều người còn gọi đây là hiện tượng chê đồ ăn. Có thể do thức ăn không hợp với gà. Cũng có thể trong người gà đang bị bệnh làm cho gà cảm thấy chán ăn. Cũng là biểu hiện của triệu chứng gà mắc giun sán.

Gà con bị lười ăn diều gà chướng

Diều gà con sẽ bị chướng lên và có cảm giác căng tức. Rất có thể đường tiêu hoá của gà con bị ảnh hưởng hoặc bị tắc ruột. Thức ăn không thể đi xuống và tiến hành tiêu hoá bình thường.

Chướng diều làm cho gà cảm thấy khó chịu. Gà con bị lười ăn khiến tình trạng sức khoẻ gà bị giảm sút. Gà ăn ít, sụt cân, mệt mỏi và có hiện tượng xã cánh. Trong trường hợp này nên mời bác sĩ thú y tới chăm khám để có phương hướng chữa trị.

Gà con bị lười ăn khiến chúng chậm lớn

Gà con bị lười ăn khiến chúng chậm lớn
Gà con bị lười ăn khiến chúng chậm lớn

Gà con không dung nạp thức ăn được sẽ chậm lớn vì không có chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Tuy nhiên trong tình trạng này, gà con rù có ăn uống và chăm sóc trong điều kiện tốt nhưng vẫn faayf. Đây là biểu hiện của gà khi mắc các bệnh đường ruột.

Người chủ cần theo dõi gà con sát sao hơn và không nên chủ quan. Những biểu hiện này thường khá đại trà. Nhưng gà vẫn ăn uống bình thường và khoẻ mạnh nên sẽ không được chú ý. Rất có thể đây là dấu hiệu của việc bị bệnh ngầm.

Gà con bị lười ăn phân còn hình thức ăn

Phân cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá được chức năng của đường tiêu hoá và hệ tiêu hoá của gà. Nhiều người chủ thắc mắc và phàn nàn tại sao gà ăn nhiều, nhưng lại không lớn. Đến một khoảng thời gian thì gà con bị lười ăn.

Nguyên nhân sẽ được giải đáp qua tình trạng phân. Phân được gà thải ra vẫn giữ nguyên hình dạng của thức ăn. Chứng tỏ thức ăn chỉ đi qua đường tiêu hoá chứ không được chuyển hoá và hấp thụ. Điều này có nghĩa là thức ăn mà gà ăn vào không hề giúp gà mau lớn.

Ngoài ra gà còn có các biểu hiện như da gà tái nhợt hoặc vàng vọt. Gà chậm lớn, nhìn lù rù. Gà có xu hướng nằm một chỗ, đôi mắt lờ đờ. Già có hiện tượng dính đít và đứng không vững. Không những vậy có thể ỉa ra phân đen, phân trắng.

Tại sao gà con bị lười ăn?

Tại sao gà con bị lười ăn?
Tại sao gà con bị lười ăn?

Tình trạng gà con bị lười ăn có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do nguồn thức ăn chưa phù hợp. Đây là nguyên nhân đơn giản và dễ khắc phục. Nguyên nhân thứ hai là do gà mắc bệnh. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân, bạn có thể tham khảo.

Gà con bị lười ăn do nguồn thức ăn

Mỗi giai đoạn sinh trưởng của gà chúng sẽ tiêu thụ những nguồn thức ăn hơi khác nhau. Trong giai đoạn gà con chúng có thể ăn cám gạo, ăn cám mảnh công nghiệp. Nhà nào có điều kiện có thể bổ sung cho gà con một số loại mồi.

Nguyên nhân về thức ăn khiến gà con bị biếng ăn đó là thwucs ăn không thể sử dụng. Có thể là cám đã bị mốc do để lâu ngày. Thường chúng sẽ có mùi hôi của nấm mốc. Dù gà có ăn cũng là nguy cơ gây bệnh.

Một số loại mồi thường được cho gà con ăn vào thời gian còn nhỏ. Thường là đối với gà chọi sẽ được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên đây sẽ không là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt khi gà không hợp với chúng. Có thể gây tình trạng khó tiêu, đi ỉa ở gà con.

Gà con bị lười ăn do không tiêu

Gà con được bổ sung thức ăn quá nhiều. Nhiều tới nỗi bụng gà con có cảm giác no căng và chướng bụng. Thức ăn được nạp liên tục khiến bộ máy tiêu hoá phải làm việc hết công suất. Đến lúc cần được nghỉ ngơi, nguồn thức ăn sẽ bị ứ đọng và cứ thế thoát ra ngoài.

Thức ăn không được tiêu hoá, đồng nghĩa với không được hấp thụ. Do vậy gà thường biểu hiện chán ăn, ăn ít. Hay kêu do bụng khó chịu, thức ăn không được tiêu hoá. Gà xanh xao, vàng vọt và trở nên chậm chạp.

Gà con bị lười ăn do bị bệnh 

Trong giai đoạn gà con, sức đề kháng của chúng thường rất yếu. Chính vì vậy gà con là tâm điểm tấn công của nhiều loại bệnh tật. Nếu bạn không chú ý phát hiện kịp thời thì nguy cơ gà bị chết rất cao.

Ngoài biểu hiện gà con bị lười ăn, bạn có thể bắt gặp tình trạng gà khó thở, thở khò khè. Gà con ỉa phân lỏng, màu vàng hoặc màu trắng. Gà có xu hướng túm tụm lại với nhau. Bạn nên tìm tới bác sĩ thú y để được hỗ trợ. Gà không ăn được thì có thể tiêm, cho gà uống nhiều nước.

Một số bệnh tiêu biểu làm cho gà con bị lười ăn như:

  • Diều gà bị căng cứng, chứa được nhiều thức ăn nhưng đường vận chuyển xuống dưới bị hẹp. Hay còn gọi là hẹp ống diều.
  • Ruột gà bị viêm, loét không thể tiêu hoá được thức ăn gây đau ruột.
  • Gà mắc bệnh về giun sán. Gà cần được tẩy giun sán bằng thuốc đặc trị.

Chữa gà con bị lười ăn

Chữa gà con bị lười ăn
Chữa gà con bị lười ăn

Chúng ta sẽ dựa vào nguyên nhân và biểu hiện bệnh để có thể đưa ra cách chữa trị cho gà con bị lười ăn. Sau đây là một số cách trị dân gian và hiện đại. 

Chữa trị gà con bị lười ăn ăn thóc lúa trở lại

Thóc, bột ngô, bột gạo là những thực phẩm chứa tinh bột cần thiết cho gà. Có thể do chế độ chăm sóc quá kỹ khiến cho gà chỉ ăn mồi mà không ăn các loại thực phẩm chứa tinh bột. Vậy giải pháp lúc này là gì?

Hãy hạn chế mồi của gà lại tới mức tối thiểu. Nếu cần thiết thì nhốt gà vào chuồng hoặc vào nơi ở. Nhớ cung cấp đầy đủ nước uống cho gà để chúng có thể tiêu hoá hết mồi trong ruột. Khi gà kêu có nghĩa là chúng đói, bạn rải thức ăn cho gà ăn.

Cứ tiến hành theo cách này từ 3 đến 7 ngày là gà con sẽ ăn ngoan trở lại. Tần suất và số lượng mồi cũng nên để ở mức vừa phải và không nên quá lạm dụng. Tránh để gà ăn quá nhiều mồi mà bỏ quên chất xơ và tinh bột.

Chữa trị gà con bị lười ăn do chướng diều

Chướng diều là biểu hiện gà con không vận chuyển được thức ăn từ diều xuống cơ quan tiêu hoá bên duoiws. Nguồn thức ăn cứ như vậy mà không thể tiêu hoá được. Triệu chứng chướng diều được tạo nên.

Theo dân gian nên cho gà uống nước tỏi. Có thể trộn nước tỏi vào thức ăn hay nguồn nước của gà. Kết hợp xoa bóp thường xuyên từ trên cổ xuống dưới bụng để kích thích đường tiêu hoá hoạt động trở lại.

Chữa gà con bị lười ăn nhờ thuốc tây

Thuốc tây có tác dụng nhanh chóng tới tình trạng biếng ăn của gà con. Một số loại thuốc kích thích ăn uống cho gà cũng được áp dụng. Nếu gấp quá có thể sử dụng thuốc kích thích ăn uống dành cho người cũng rất hiệu quả.

Một trường hợp nữa là dùng thuốc để chữa bệnh tiêu hoá cho gà. Như thuốc trị đường ruột, thuốc trị tiêu chảy. Những loại thuốc này thường ở dạng tiêm hoặc dạng bột. Dạng tiêm thì sẽ được bác sĩ thú y chỉ định thuốc và tiềm. Thuốc booth thì hoà luôn vào nước hoặc trộn vào đồ ăn cho gà.

Chăm sóc gà con bị lười ăn

Chăm sóc gà con bị lười ăn
Chăm sóc gà con bị lười ăn

Để gà con không bị lười ăn, đầu tiên người chủ cần biết những điều cần thiết để gà con phát triển bình thường. Ví dụ như nơi ở, nguồn thức ăn, nguồn nước uống, vacxin. Một số biện pháp dưới đây sẽ hỗ trợ phòng tránh tình trạng gà con bị lười ăn và chăm sóc gà khi mắc bệnh gây lười ăn.

  • Cần trang bị một nơi ở cho đàn gà con. Nơi ở không cần đẹp nhưng cần sáng và thông thoáng.
  • Nguồn thức ăn cần được đảm bảo về hạn dùng và cơ sở dùng. Không nên để gà con ăn những loại thức ăn bị mốc hoặc có kích thước quá to.
  • Hạn chế nguồn mồi để gà con có thể ăn tinh bột và các loại vitamin, muối khoáng cần thiết.
  • Nên chú ý tới thời gian các mũi tiêm vaccin cho gà tránh được các bệnh tật.
  • Khi gà bị bệnh cần quan sát biểu hiện, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp.
  • Gà cần được đảm bảo về dinh dưỡng và nguồn nước dồi dào.

Lời kết

Trên đây là một số biểu hiện và nguyên nhân gà con bị lười ăn. Mọi người có thể tham khảo những thông tin ở trên. Đặc biệt quan tâm hơn tới đàn gà của mình để đảm bảo chúng lớn lên khỏe mạnh.

Nguồn bài viết: Đá gà Việt Nam

Xem thêm:

Cách úm gà con hiệu quả nhất

Gà con bị xệ cánh

Gà con bị phù mình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *