Cách làm máy ấp trứng là phương pháp tạo nên một công cụ để ấp nở trứng. Và cũng chính là một trong những cách để nuôi gà hiệu quả nhất.
Contents
Tổng quát về cách làm máy ấp trứng
Một chiếc máy ấp trứng được bày bán trên thị trường hiện nay thường có giá khá cao. Nên việc tìm hiểu về cách làm máy ấp trứng vẫn luôn được ưu tiên hơn hẳn.
Một chiếc lò ấp chỉ với những bước làm đơn giản. Nhưng lại đem đến lợi ích và hiệu quả bất ngờ. Vậy thì chần chừ gì mà không tìm hiểu ngay những thông tin về cách làm máy ấp qua bài viết sau.
Cách làm máy ấp trứng là gì?

Đó là bao gồm các bước để người nuôi làm nên một chiếc máy ấp trứng. Không những vô cùng dễ dàng để thực hiện mà còn mang đến những lợi ích cả về tài chính và chất lượng chăn nuôi cho gà của bạn.
So với việc mua một chiếc máy ấp trứng. Người nuôi sẽ có phần ưu chuộng hơn với cách tự làm nên một chiếc máy ấp đơn giản và tiết kiệm.
Cách làm máy ấp trứng đem lại lợi ích gì cho người nuôi
Việc làm cho chuồng gà của bạn những chiếc ấp trứng là vô cùng cần thiết và hữu ích. Những mặt có lợi khi áp dụng cách làm máy ấp trứng bao gồm:
- Đầu tiên sẽ vô cùng tiết kiệm so với mua máy trên thị trường.
- Dùng máy ấp trứng sẽ dễ dàng điều khiển nhiệt độ và độ ẩm tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của gà. Giúp nâng cao tỉ lệ trứng nở đạt cao nhất so với bình thường.
- Giúp gà mái giảm thời gian ấp trứng. Từ đó cải thiện lại tình trạng sức khỏe mà cho tỉ lệ đẻ trứng cao hơn.
- Đối với một số giống gà hiếm cần đảm bảo được sự sống cho trứng. Việc dùng máy ấp trứng là vô cùng hiệu quả và cần được áp dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Trong chăn nuôi vì sao người ta thắp sáng đèn điện cho gà vào ban đêm?
Các cách làm máy ấp trứng thông dụng
Cách làm máy ấp trứng sẽ không làm tốn quá nhiều thời gian của bạn mà chỉ bao gồm các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu

Nếu tìm hiểu chi tiết về cách làm máy ấp trứng sẽ thấy rằng có rất nhiều cách khác nhau mà người nuôi có thể áp dụng. Nhưng cách phổ biến và dễ làm nhất có thể nói đến là dùng thùng xốp.
Và các nguyên liệu chủ yếu cần để làm máy ấp trứng sẽ bao gồm:
- Một thùng xốp: Có nắp loại to khoảng 50-60 cm. Bạn có thể dễ dàng mua được loại thùng này với giá rẻ từ 15-20 ngàn đồng. Thùng này được dùng làm buồng ấp cho gà.
- Một bóng đèn sợi đốt: Công suất từ 40-60W kèm với đó là đui đèn và phích cắm cũng có giá rẻ và dễ tìm ở các cửa hàng tạp hóa hay thiết bị điện.
- Khay đựng nước: Dùng tạo độ ẩm cho buồng ấp, có thể thay thế bằng những dụng cụ đựng được nước khác nếu phù hợp.
- Nhiệt kế y tế: Một thiết bị vô cùng cần thiết trong việc kiểm tra nhiệt độ cho máy ấp.
- Quạt gió 12W: Là phù hợp với kích thước máy ấp mà bạn tạo. Công chính là điều hòa không khí cho buồng.
Các bước tiến hành làm máy ấp

Sau khi đã hoàn thành đầy đủ bước chuẩn bị. Thì sau đây chính là cách làm máy ấp trứng. Cách thực hiện sẽ khá đơn giản bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lắp đặt thiết bị
Để có thể tiến hành lắp đặt thiết bị thì đầu tiên cần đục lỗ trên thùng. Không nên đục lỗ quá lớn gây mất nhiệt khi sử dụng máy. Gắn các thiết bị cố định vào lỗ. Nếu thùng nhỏ thì dùng bóng 25W còn với thùng to thì dùng bóng 60W hoặc có thể thay bằng 2 bóng 25W.
Dán băng dính đen xung quanh cả trong lẫn ngoài thùng . Tránh xảy ra tình trạng chập cháy làm hỏng trứng ấp. Có thể thay bằng hộp vừa nhưng khuyến khích nên dùng thùng xốp nhờ tính cách nhiệt cao. Một điều kiện quan trọng để ấp trứng.
Bước 2: Sắp xếp các vật dụng làm máy ấp
Sau khi đã lắp đặt bóng vào thùng. Cần rải một lớp trấu để cố định trứng không bị lăn trong quá trình ấp. Kế đến là chuẩn bị một khay đã đựng nước đặt vào góc thùng. Có công dụng chính là tạo độ ẩm khi ấp.
Bên cạnh đó cần bố trí vị trí lắp đặt của các thiết bị sao cho quạt điện có hướng gió thẳng vào đèn và khay nước. Là một bước quan trọng nhằm mang hơi nóng và độ ẩm lan khắp buồng ấp. Đặt nhiệt kế vào thùng xốp cách xa vị trí đèn nhất rồi đóng nắp thùng
Bước 3: Tạo lỗ cho thùng ấp
Tạo lỗ để thoát khí cũng là một trong những bước vô cùng cần thiết. Do phôi trứng cũng cần không khí để có thể phát triển khỏe mạnh. Và nên tạo khoảng 10 lỗ trên thân thùng và 10 lỗ trên nắp thùng.
Bước 4: Điều chỉnh thông số và chuẩn bị ấp trứng
Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho máy ấp. Bắt đầu cắm điện để đèn tạo nhiệt khoảng 1-2 giờ cho nhiệt độ trong thùng thích hợp. Nhiệt độ phù hợp cho máy là 37,5°C. Và độ ẩm thích hợp là 50-55%.
Để khắc phục nhiệt độ tăng cao hơn mức cần thiết. Bạn có thể thay bóng đèn công suất nhỏ hơn để giảm nhiệt hoặc đục thêm lỗ trên thùng. Còn nếu nhiệt độ quá thấp thì cần thay bóng công suất cao hơn. Chỉ khi đúng nhiệt độ phù hợp trứng mới có thể nở.
Còn với điều chỉnh độ ẩm chỉ cần thay thế mặt thoáng của khay nước để giải quyết vấn đề. Và một lưu ý quan trọng mà người nuôi nên nhớ chính là không xếp trứng quá gần bóng đèn làm trứng không phát triển được.
Bước 5: Hoàn thiện các bước cuối cho máy ấp
Đậy nắp và cho máy ấp chạy thử. Cho khoảng 5-6 quả trứng vào buồng ấp thử. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh. Tuân theo mức nhiệt độ và độ ẩm như trên. Tuy nhiên, sau ngày thứ 18 thì cần tăng độ ẩm lên từ 65-75%.
Một số lưu ý khi dùng máy ấp trứng tự làm

Việc áp dụng cách làm máy ấp trứng và tạo ra một thiết bị ấp cho chuồng gà của bạn thật sự vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, việc phụ thuộc và bỏ mặc cho máy tự hoạt động sẽ phá hủy toàn bộ trứng để ấp của bạn. Nên cần quan tâm đến vấn đề sau:
Chọn trứng để ấp phù hợp
Đây là một trong những bước quan trọng của cách làm máy ấp trứng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trứng nở. Nên cần lựa chọn những trứng đã thụ tinh, không bị méo mó hay vỡ trứng.
Theo dõi thời gian và thông số độ ẩm, nhiệt độ
Người nuôi cần đánh dấu chính xác ngày cho trứng vào máy ấp.Bên cạnh đó cũng không nên quên xem những thông số của nhiệt độ và độ ẩm. Và tiến hành điều chỉnh kịp thời nếu xảy ra sự sai lệch để duy trì sự cân bằng, ổn định cho buồng ấp.
Đảo trứng trong máy ấp
Cần đảo trứng từ một phần tư đến một nửa vòng và khoảng 3 lần/ 1 ngày. Cần đảm bảo một đầu trứng quay xuống và đầu còn lại là quay lên. Có thể đánh dấu bằng X và O để xác định đúng đầu quay. Việc này nên làm nhẹ nhàng và dùng tay sạch sẽ khi thực hiện.
Soi trứng trong những ngày ấp
Người nuôi chỉ việc đưa trứng đến chỗ ánh sáng hoặc dùng đèn pin soi. Giúp ta nhìn rõ được trứng không có phôi hoặc kém chất lượng để loại bỏ.
Khoảng thời gian gà con nở
Gà con sẽ bước ra khỏi trứng sau 2 tuần . Trong 24 giờ đầu gà thường vô cùng yếu ớt, nhạy cảm và sẽ không ăn uống ngay trong lúc này. Vì thế, người nuôi nên nhẹ nhàng và tránh lấy chúng ra khỏi môi trường này, dễ ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe gà.
Qua tất cả cách làm máy ấp trứng thì đây chính là kết quả đạt được nên cũng phải được chú trọng và kỹ càng.
Lời kết
Bài viết trên là tất cả những cách làm máy ấp trứng mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Và chần chừ gì mà không làm ngay một chiếc máy hữu ích như vậy. Chúc bạn có thể thành công với phương pháp trên nhé.
Nguồn bài viết: Đá gà Việt Nam
Xem thêm: